Nga tranh thủ khi Mỹ đóng băng F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ
Việc Mỹ tuyên bố dừng chuyển F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đang được Nga tận dụng bằng chiêu thức đặc biệt để tiêm kích tàng hình của mình thế chỗ.
Theo Viktor Kladov, Giám đốc Hợp tác quốc tế và khu vực của công ty quốc phòng Nga, Rostec, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể thảo luận về khả năng hợp tác cùng nhau phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Phát biểu với Cơ quan Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Viktor Kladovsaid cho rằng cần có một quá trình tham vấn lâu dài giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nếu 2 bên cùng nhau sản xuất chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.
“Đối với một dự án lớn như vậy, các bên không chỉ nên quan tâm mà còn được chuẩn bị để làm việc cùng nhau. Mặc dù đây có thể là một quyết định cự quan trọng nhưng tôi tin rằng hai nước có khả năng thực hiện một dự án như vậy,” Kladov nói.
Tiêm kích F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hiện diện tại Mỹ.
Chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là ưu tiên của Tổng thống Erdogan, người muốn xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng để hỗ trợ quốc gia và giảm sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ và một số thành viên NATO.
Video đang HOT
Việc Nga tuyên bố muốn cùng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất máy bay thế hệ 5 được các chuyên gia cho rằng, Nga tìm cách đánh bay F-35 khỏi Ankara và đưa tiêm kích tàng hình của mình thay thế. Nhận định này được xem là có cơ sở bởi diễn ra dúng thời điểm Mỹ tuyên bố đóng băng thương vụ F-35 với Thổ.
Trang Daily Sabah cho hay, việc chuyển giao tiêm kích F-35 đến nước này đã chính thức bị hoãn Quốc hội Mỹ hoãn lại. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 nào được chuyển đến Ankara. Quyết định trên được Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn việc Thổ muốn mua tiêm kích Su-57 và hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Sự hợp tác ở mức độ rất cao giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về trao đổi công nghệ và phần mềm quân sự đã được thảo luận trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây.
Đặc biệt là trong chương trình nghị sự của hai nhà lãnh đạo còn bao gồm việc cung cấp các máy bay chiến đấu của Sukhoi, cụ thể là Su-57 – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của F-35 – trong trường hợp Mỹ không bàn giao loại chiến đấu cơ này cho Thổ Nhĩ Kỳ đúng thời hạn hợp đồng.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận cho vay vào tháng 12/2017 để cung cấp hệ thống phòng không S-400 Triump cho Ankara. Thỏa thuận này đã gây ra những bất đồng lớn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, khi Washington tin rằng vũ khí đó không tương thích với các phòng thủ của NATO.
Sau đó, giới chức lãnh đạo và các nghị sĩ Mỹ đã đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Ankara theo “Đạo luật ngăn chặn những kẻ thù của Mỹ, thông qua các lệnh trừng phạt” (CAATSA). Luật này được áp dụng để trừng phạt những nước có quan hệ hợp tác kinh tế-quân sự với những “kẻ thù” của Mỹ như Nga, Iran, Triều Tiên…
Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vừa tiết lộ chi tiết về phiên bản chính sách hàng năm của chính sách quốc phòng. Dự thảo này đặc biệt lưu ý rằng, việc cung cấp các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II của Mỹ cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đình chỉ, để đáp trả việc quân đội nước này mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triump của Nga.
Ngoài việc ngừng bàn giao máy bay, Mỹ cũng không được phép chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ về bất cứ chi tiết kỹ thuật nào của F-35. Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không có hy vọng trở thành quốc gia đặt nhà máy sửa chữa nhỏ ban đầu và bảo dưỡng động cơ cho F-35.
Trước động thái của Mỹ, Thiếu tướng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, ông Beyazit Karatas bất ngờ cho rằng, việc Mỹ dừng hoặc hủy bỏ thương vụ F-35 với nước này có thể lại là tín hiệu tốt: “Quyết định mua máy bay chiến đấu Mỹ sẽ khiến Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc 100% vào Mỹ và sẽ cản trở tiến trình sản xuất máy bay trong nước của chúng ta”.
Vị quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh rằng “thỏa thuận đó sẽ củng cố sức mạnh của Mỹ trên thị trường khí tài quân sự quốc tế và khiến Thổ Nhĩ Kỳ không có được một lực lượng không quân riêng”.
“Có thể xét trên phương diện kinh tế việc có máy bay F-35 là điều tốt, song chúng ta nên nhớ rằng vào lúc này quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không còn như trước nữa. Lúc này việc so sánh khả năng của F-35 và Su-57 không còn quan trọng nữa. Thổ Nhĩ Kỳ phải đưa ra quyết định của mình dựa trên lợi ích chiến lược của mình”, Tướng Karatas nhấn mạnh.
Từ những động thái của phía Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, Nga có cơ sở để hy vọng vào thương vụ Su-57 với Ankara hoặc một chương trình máy bay thế hệ 5 được phát triển chung giữa 2 nước.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Mỹ ngừng bán tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Mỹ vừa quyết định ngừng bán máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57
Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, trong đó bao gồm điều khoản cấm cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Lệnh cấm này được cho là có hiệu lực đến khi Quốc hội Mỹ chắc chắn rằng, kế hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 (Nga chế tạo) của Thổ Nhĩ Kỳ không đe dọa tới sự an toàn của những vũ khí Mỹ mà Ankara đang sử dụng.
Trước đó, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về việc giam giữ một linh mục người Mỹ, vì nghi ngờ người này có liên quan tới âm mưu đảo chính hồi năm 2016. Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức trả tự do cho người này.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng gây áp lực về kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, khiến đồng tiền của nước này mất giá.
Mai Lâm
Theo petrotimes.vn/NHK
Mỹ biến F-35 thành tiêm kích giá rẻ Cam kết giảm giá bán tiêm kích F-35 của nhà sản xuất Lockheed Martin đã được thực hiện khi mức giá mới đã chính thức được áp dụng. Hãng Reuters cho biết, mức giá mới của F-35 vừa chính thức được áp dụng trong gói đồng được ký kết giữa Không quân Mỹ và Tập đoàn Lockheed Martin có trị giá 13 tỷ...