Nga trang bị loạt vũ khí mới cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov – thêm uy lực và đáng khiếp sợ
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tuần dương hạm hạng nặng, mang máy bay Đô đốc Kyznetsov đang được Nga trang bị thêm vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh tác chiến và khả năng phòng thủ.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga được trang bị thêm nhiều vũ khí tối tân. (Nguồn: TASS)
Cụ thể, tàu Đô đốc Kyznetsov đã được trang bị tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-M hiện đại bậc nhất hiện nay của Nga cùng với hệ thống phòng không mới đã được tích hợp. Nhờ vậy, tàu sân bay Đô đốc Kyznetsov có thể tự nhận dạng mục tiêu, chia sẻ thông tin với các tổ hợp phòng không khác và thực hiện tấn công.
Tổ hợp Pantsir với hệ thống điều khiển mới có thể đối phó các cuộc tấn công cấp tập từ các loại vũ khí của đối phương như máy bay, máy bay trực thăng, tên lửa chống hạm và máy bay không người lái (UAV).
Trên tàu còn bố trí những khu vực chuyên dụng để cất giữ, bảo dưỡng và thực hiện công tác chuẩn bị để đưa vào sử dụng các loại vũ khí chính xác cao như tên lửa hành trình và bom dẫn đường.
Video đang HOT
Hệ thống phòng không hiện nay của tàu sân bay Đô đốc Kyznetsov gồm 4 bệ phóng của tổ hợp tên lửa phòng không Kinzhal. Tổ hợp này có thể đồng thời tấn công 4 mục tiêu ở cự ly 12km, độ cao 6km. Hệ thống phòng không của tàu còn có 8 hệ thống pháo – tên lửa Kortik với tầm bắn đạt 8km. Hệ thống Kortik sử dụng pháo 6 nòng AO-18K để tấn công các mục tiêu ở cự ly gần.
Ngoài ra, tàu Đô đốc Kuznetsov còn được trang bị 6 hệ thống pháo hải quân nòng xoay AK-630M với cỡ nòng 30mm, tốc độ bắn đạt 5.000 viên/phút.
Đáng chú ý, tổ hợp Pantsir sẽ thay thế cho hệ thống Kortik. Phiên bản của tổ hợp Pantsir trang bị cho hải quân bao gồm 8 tên lửa và 2 pháo tự động 6 nòng, kích thước 30mm có tốc độ bắn nhanh. Tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao từ 1m đến vài chục km.
Đánh giá về vũ khí này, nhà sử học quân sự Nga Dmitry Boltenkov cho biết, tổ hợp phòng không Pantsir là một hệ thống vũ khí hiện đại, đã khẳng định được giá trị qua chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Có tổ hợp Pantsir, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ được bảo vệ hoàn toàn trước những đòn tấn công từ trên không. Tổ hợp Pantsir có thể bắn hạ tất cả những mục tiêu bay gần.
“Trên thế giới hiện nay, phiên bản Pantsir hải quân vẫn chưa có đối thủ. Vì vậy, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ càng trở nên “uy lực và gây khiếp sợ” đối với kẻ thù bởi nó được trang bị những vũ khí mới, đặc biệt phải kể đến là dòng bom dẫn đường tầm xa, siêu chính xác”, ông Dmitry Boltenkov nhận định.
Dòng bom thông minh này có nhiều loại khác nhau về khối lượng, tầm bắn và hệ thống điều khiển, dẫn đường, chúng có thể tấn công mục tiêu ở cự ly hàng chục km. Bom dẫn đường có giá thành rẻ hơn, có thể mang đầu đạn có sức công phá lớn hơn so với tên lửa có điều khiển, vì chúng không cần động cơ và không cần nhiên liệu.
Quá trình hiện đại hóa và chạy thử sẽ hoàn tất trong năm 2023, dự tính năm 2024 tàu sân bay Đô đốc Kyznetsov sẽ trở lại đội hình của Hải quân Nga.
Tàu sân bay Đô đốc Kyznetsov đã trải qua một quá trình phát triển “đầy sóng gió”. Trong một khoảng thời gian dài, Đô đốc Kyznetsov là tuần dương hạm hạng nặng, mang máy bay duy nhất của Hải quân Nga.
Tàu được hạ thủy vào năm 1985, năm 1991 được biên chế về Hạm đội Phương Bắc của Nga. Năm 1995, tàu sân bay Đô đốc Kyznetsov tham gia trực chiến tại biển Địa Trung Hải.
Năm 2007-2008, tàu này dẫn đầu đội tàu tuần tra trên Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.
Năm 2016-2017, tàu Đô đốc Kyznetsov tham gia hoạt động tác chiến ở Syria, sau đó được đưa về sửa chữa và nâng cấp.
Nghị sĩ Nga gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov - trong thời gian qua đã gặp phải nhiều sự cố. Gần đây, một chính khách Nga đã gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô thiết kế và được bán cho Trung Quốc 25 năm trước.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: CNN
Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết tàu Đô đốc Kuznetsov hạ thủy vào năm 1985, từ đó đến nay hàng không mẫu hạm này từng bị hỏng động cơ, xảy ra nhiều vụ cháy và gặp tai nạn tại xưởng đóng tàu. Năm 2012, một tàu kéo đã đưa hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov về cảng sau khi con tàu này hỏng động cơ đẩy ngoài khơi bờ biển Pháp. Năm 2018, tàu Đô đốc Kuznetsov bị hư hại do một cần trục tị xưởng đóng tàu rơi trúng, để lại một lỗ thủng lớn trên boong. Tiếp theo là vào tháng 12/2019 đã xảy ra trận hỏa hoạn lớn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov khiến một người thiệt mạng. Gần đây nhất, một vụ hỏa hoạn được ghi nhận vào tháng 12/2022 khi con tàu đang được bảo dưỡng. Chính phủ Nga cho biết có thiệt hại "nhỏ" trong vụ việc.
Trong khi đó, ông Sergey Karginov - thành viên của Ủy ban Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực thuộc Duma quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 5/1 đã đề xuất một giải pháp là mua lại từ Trung Quốc tàu sân bay Varyag do Liên Xô sản xuất.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Khi Liên Xô tan rã năm 1991, tàu Varyag vẫn trong quá trình đóng. Vào thời điểm chia tách Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, Ukraine nắm quyền sở hữu tàu Varyag. Năm 1998, Ukraine bán tàu sân bay chưa hoàn thiện này cho Trung Quốc với giá 20 triệu USD. Trung Quốc đã phát triển Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này.
Tàu sân bay Liêu Ninh đi vào hoạt động chính thức từ năm 2012. Hiện nay có 40 chiến đấu cơ và trực thăng hoạt động trên tàu Liêu Ninh.
Đến năm 2019, Hải quân Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai là tàu Sơn Đông. Năm 2022, Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba có tên Phúc Kiến. Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2030 sở hữu tối thiểu 4 nhóm tác chiến tàu sân bay. Với việc Trung Quốc đang rất cần người điều khiển tàu sân bay có kỹ năng cho số lượng hàng không mẫu hạm sắp tới, tàu Liêu Ninh đã được chuyển thành tàu huấn luyện.
Liên Xô đã chế tạo các tàu sân bay, nhưng vai trò của chúng khác với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Thách thức của Nga hiện nay không phải là triển khai lực lượng không quân hải quân vào Địa Trung Hải hay Thái Bình Dương mà là chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tàu sân bay của Trung Quốc bị chậm tiến độ Sau hơn một tháng hạ thủy, tàu sân bay Phúc Kiến vẫn chưa được lắp đặt radar cũng như các hệ thống vũ khí, dấu hiệu cho thấy quá trình hoàn thiện tàu chậm tiến độ. Tàu sân bay Phúc Kiến đang trong quá trình hoàn thiện trang thiết bị tại xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Những hình ảnh mới nhất của...