Nga trang bị hệ thống tiêu diệt máy bay tàng hình
Trước cuối năm 2012, Nga dự kiến trang bị đầy đủ các hệ thống này cho một đơn vị phòng không đóng tại tỉnh Volgograd.
Hệ thống phòng không Tor-M1
Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, các đơn vị thuộc Quân khu Nam của Nga đã bắt đầu tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến Tor-M1-2U trong khuôn khổ các đơn đặt hàng nhà nước.
Theo tin từ cơ quan báo chí của quân khu này, đến cuối năm nay, những vũ khí này sẽ được trang bị cho các đơn vị phòng không đóng trên địa bàn vùng Volgograd.
Tor-M1-2U sẽ thay thế cho các tên lửa phòng không tầm ngắn Osa, Tor và Tor-M1 hiện đang trực chiến.
Một hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1-2U có tính năng tiêu diệt máy bay, trực thăng, khí cụ bay không người lái, tên lửa có điều khiển, bay ở tầm cao trung bình..
Tor-M1-2U là biến thể nâng cấp của Tor-, chống máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa có điều khiển.
Hệ thống có khả năng phát hiện và đeo bám các mục tiêu ở cự ly đến 30km và tác chiến chống 4 mục tiêu ở độ cao đến 10km.
Video đang HOT
Theo Tinngan
Bom có điều khiển của Trung Quốc: Tụt hậu 20 năm so với phương Tây
Trước đây, do những hạn chế chung về máy bay ném bom và tiêm kích bom nên công nghiệp chế tạo bom có điều khiển của Trung Quốc rất kém phát triển, chủ yếu là bom rơi tự do không có điều khiển. Bắt đầu từ năm 2005 họ mới chú trọng phát triển mảng vũ khí này.
Phát triển rầm rộ về chủng loại và số lượng nhưng về số và chất lượng tên lửa tấn công chính xác Trung Quốc đều toàn đạt các chỉ tiêu trên lí thuyết chứ không được kiểm chứng hiệu quả trong chiến tranh như Nga, Mỹ và Israel...
Trong số ít các loại bom có điều khiển trong kho vũ khí của Trung Quốc, phần lớn đều do Liên Xô cũ chế tạo hoặc được phỏng chế từ các nguyên mẫu đó.
Vì vậy khi Liên Xô sụp đổ và quan hệ ngoại giao không mấy thân thiện với Nga trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, công nghiệp chế tạo bom của Trung Quốc gần như giậm chân tại chỗ.
Ngành công nghiệp này chỉ thực sự khởi sắc cùng với tổng thể nền công nghiệp quốc phòng sau khi Trung Quốc thi hành chính sách xã hội hóa nghiên cứu, chế tạo trang bị quốc phòng năm 2005.
Khi đó các công ty công nghệ cao của Trung Quốc đều tập trung nhân lực, vật lực vào nghiên cứu phát triển bom có điều khiển nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu 20 năm về công nghệ.
Bom điều khiển bằng lade và vô tuyến KAB-500 của Nga
Các chuyên gia chế tạo bom, mìn Trung Quốc tính toán, giá thành của bom điều khiển đắt hơn bom thông thường 5 - 8 lần nhưng lượng bom cần sử dụng để tiêu diệt 1 mục tiêu lại chỉ bằng 1/10, hơn nữa chi phí chế tạo và bảo dưỡng cũng rẻ hơn rất nhiều so với tên lửa không đối đất điều khiển chính xác.
Vì vậy, họ đã tập trung nghiên cứu, phỏng chế rất nhiều loại bom điều khiển khác nhau như: thế hệ bom điều khiển bằng lade LT-2 (Lôi Đình-2), LT-3; bom điều khiển phức hợp bằng vệ tinh "Bắc Đẩu" và dẫn đường quán tính (viết tắt là dẫn đường bằng GPS và INS) LS-6 "Lôi Thạch-6" và thế hệ bom FT với rất nhiều biến thể na ná như nhau bao gồm từ FT-1đến FT-5 (Phi Đằng-1 đến Phi Đằng-5).
Thế hệ FT là loại bom bi chứa 230 quả bom bi con, hình dạng giống JDAM của Mỹ
LS-6 là loại bom khoan có cánh tầm bay 35-60km, còn FT là loại bom bi có hình dạng giống JDAM của Mỹ có tầm bay 10-20km, bom mẹ chứa 230 quả bom bi con. Tuy trên lý thuyết, độ sai số mục tiêu khoảng 15m nhưng trên thực tế, độ chính xác của GPS và INS không thể so với loại JDAM-ER của Mỹ. Hơn nữa, hạn chế về kỹ thuật chuỗi số liệu trên đường hành trình làm nó không thể điều chỉnh điểm ngắm chuẩn khi mục tiêu di chuyển nên 2 loại bom này chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định có vị trí được xác định trước.
Một loạt bom thế hệ FT-1 đến FT-5 là các phiên bản na ná như nhau
cả về hình dạng và tính năng
Năm 2006, Trung Quốc công khai dự án chế tạo LT-2 và 2008 là LT-3 có hình dạng rất giống KAB-500 của Nga, tuy cánh lớn hơn nhưng lại có tầm bay vượt trội. Với cự ly quan sát của hệ thống hồng ngoại trên khoang vũ khí xa 20km, cự ly chiếu xạ lade hiệu quả với độ cao khoảng 15km và tầm bay hàng chục km của bom có cánh, hiện Lôi Đình được coi là loại bom hiệu quả nhất của Trung Quốc.
Căn cứ vào nhu cầu tác chiến và khả năng công nghệ, Trung Quốc đã chế tạo các loại bom với trọng lượng: 100kg, 250kg, 1000kg, thậm chí là 1,5-3 tấn. Các loại bom điều khiển chính xác của Trung Quốc đều mới tiệm cận với tiêu chuẩn Paveway II của Mỹ và AKB-1500/1500 của Nga.
LS-6 đã được lắp đặt trên máy bay ném nom H-6 của Trung Quốc
Hiện tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 như: J-10, J-11, JH-7/7A và thế hệ thứ 2 còn hạn sử dụng như: Q-5E; J-8H/F; J-7H/E/G đều có thể mang loại bom này. Tuy vậy tất cả những sản phẩm này đều là hàng nhái từ các loại bom của Liên Xô, mà các loại đó đã sản xuất từ những thập niên 80, thậm chí có loại từ thập niên 70.
Hiện Trung Quốc còn đang sử dụng loại bom điều khiển bằng lade và vô tuyến KAB-500L, KAB-500KP, KAB-1500 nhập khẩu từ Nga dùng cho máy bay tiêm kích bom Su-30. Thật đáng buồn là những loại này lại được các chuyên gia quân sự coi là loại bom có độ tin cậy cao nhất của họ.
Bom có cánh điều khiển bằng lade LT-2 được nhái lại từ KAB-500 của Nga
Tuy số lượng vũ khí tấn công chính xác của Trung Quốc có nhiều chủng loại nhưng đây lại là hạn chế lớn nhất của họ. Việc đầu tư ồ ạt, dàn trải, thiếu chiều sâu công nghệ và sự hợp tác giữa những công ty công nghệ hàng đầu đã làm tăng các dự án nhưng chất lượng của chúng cũng sàn sàn như nhau, không có loại nào bắt kịp công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Điều này được tham chiếu qua chiến lược phát triển máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự đã chỉ ra điểm yếu chí mạng của không quân Trung Quốc là sự tự phát, mạnh ai nấy chạy. Dường như các công ty lớn thuộc AVIC đang chạy đua với nhau khi thi nhau tung ra các sản phẩm riêng của mình. Nếu như họ hợp lực lại, xây dựng kế hoạch phát triển chung 1-2 loại máy bay tàng hình cho không quân Trung Quốc thì có lẽ đã có những tiến triển vượt bậc.
LS-6 là loại bom khoan có cánh tầm bay 35-60km
Hiện nay, về khả năng dẫn đường của của tên lửa và bom điều khiển thì các nước phát triển đã qua giai đoạn sử dụng phương thức dẫn đường bằng radar vệ tinh tự dẫn và ảnh hồng ngoại thì Trung Quốc vẫn đang loay hoay kết hợp radar bán chủ động với chủ động và điều khiển bom bằng vô tuyến và lade (phương thức này nhóm các nước phát triển như: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức... đã sử dụng từ những thập niên 60).
Trung Quốc đang sản xuất phiên bản tiếp tiếp của LT-2 là LT-3
Vì vậy, có thể khẳng định là vũ khí tiến công chính xác từ trên không của Trung Quốc mới chỉ đứng vào nhóm thứ 2 trên thế giới, có thể tạo nên sự uy hiếp ở khu vực châu Á nhưng chẳng là gì so với nhóm cường quốc như: Mỹ, Nga, Đức, Anh, Pháp, Israel...
Theo ANTD
Cuộc đua phát triển máy bay tàng hình như một canh bạc lớn Hiện nay, ngoài Mỹ đã sở hữu nhiều máy bay tàng hình như F-22, F-35, B-2, rất nhiều nước đang cố gắng phát triển máy bay tàng hình nhằm giành ưu thế trên không trước đối phương. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đặt ra là trong tương lai gần, máy bay tàng hình có thực sự uy lực và cần thiết như...