Nga trang bị 50.000 súng máy Kalashnikov thế hệ mới cho quân đội
50.000 súng máy mẫu mới sẽ được phiên chế cho quân đội Nga trong năm 2015, Tiếng nói nước Nga dẫn lời thành viên của hội đồng Ủy ban Quân sự-Công nghiệp Nga Oleg Martianov cho biết.
50.000 súng máy mẫu mới sẽ được phiên chế cho quân đội Nga trong năm 2015, Tiếng nói nước Nga dẫn lời thành viên của hội đồng Ủy ban Quân sự-Công nghiệp Nga Oleg Martianov cho biết.
Vũ khí tự động mới sẽ được trang bị cùng lúc với tổ hợp quân phục chiến đấu tiềm năng “Ratnik”.
Mẫu súng tự động thế hệ mới trang bị cho bộ quân phục chiến đấu “Ratnik” do Tập đoàn “ Kalashnikov” và nhà máy mang tên Degtyarev giới thiệu, Interfax thông báo.
Các đợt kiểm tra cấp nhà nước bộ quân phục mới “Ratnik” cũng như các mẫu súng máy mới đã kết thúc thành công, ông Oleg Martienov cho biết. Ông hy vọng rằng Bộ Quốc phòng Nga cùng Ủy ban Quân sự Công nghiệp đến cuối tháng 11 này sẽ xác định mẫu vũ khí mới duy nhất để trang bị cho quân đội Nga trong tương lai.
Nhiều khả năng là mẫu súng Kalashnikov AK-12 sẽ được đưa vào trang bị, ông Martianov dự đoán.
Theo ntd/Bizlive
Tìm hiểu loại súng máy hạng nặng mạnh nhất thế giới của Liên Xô/Nga
Mặc dù đã ra đời từ rất lâu nhưng cho đến tận ngày nay súng máy KPV vẫn được tin dùng vì có độ tin cậy cao và đặc biệt là uy lực khó có loại nào sánh bằng.
Súng máy KPV 14,5 mm (phiên bản phòng không ZPU-1)
Video đang HOT
Thông số kỹ thuật súng máy hạng nặng KPV
Cỡ nòng: 14,5 x 114 mm
Trọng lượng: 49,1 kg (thân súng) 105 kg (giá bánh xe) hoặc 39 kg (giá ba chân)
Dài: 1.980 mm
Chiều dài nòng: 1.346 mm
Rộng: 162 mm
Cao: 225 mm
Cơ chế tiếp đạn: Băng đạn dây 40 hoặc 50 viên
Tốc độ bắn: 600 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 1.005 m/s
Tầm bắn hiệu quả: 3.000 m (Tối đa 4.000m)
KPV (Krubnokalibernyj Pulemet Vladimirova - Súng máy hạng nặng cỡ nòng lớn Vladimirov) được khai sinh từ Thế chiến thứ 2 khi nhận được những yêu cầu khẩn thiết từ mặt trận, nơi những người lính Hồng quân Liên Xô muốn có một khẩu súng máy hạng nặng bắn loại đạn xuyên giáp 14,5 x 114 mm cực kỳ uy lực vốn là đạn của súng trường chống tăng.
Những khẩu súng máy hạng nặng kiểu này có thể vô hiệu hóa xe tăng hạng nhẹ và xe bọc thép của quân Đức, cũng như dập tắt các hỏa điểm thường được che chắn kỹ lưỡng của kẻ thù.
Súng máy KPV 14,5 mm với giá đỡ kiểu Kharykin
Quá trình phát triển KPV bắt đầu từ năm 1942 và mẫu chế tạo đầu tiên ra đời năm 1944, trải qua các cuộc thử nghiệm và chỉnh sửa thì đến năm 1949 quân đội Liên Xô đã chấp nhận đưa vào biên chế KPV 14,5 mm phiên bản bắn mục tiêu mặt đất (trên bệ gắn 2 bánh xe) và KPV phiên bản phòng không với tên gọi ZPU-1, ZPU-2 và ZPU-4 (gắn lần lượt 1, 2 và 4 nòng súng KPV 14,5 mm). Về sau còn có phiên bản KPV sử dụng trên xe bọc thép là KPVT gắn trên BRDM-1/2 và BTR-60/70/80.
Súng máy KPV 14,5 mm (ZPU-2) gắn trên xe thiết giáp BTR-152 phiên bản phòng không của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân
Súng máy KPV được bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1950, lúc đầu KPV phiên bản bắn mục tiêu mặt đất sử dụng giá đỡ kiểu Kharykin với 2 bánh xe, rất nặng nề và kém linh hoạt (trọng lượng 105 kg), đến năm 1955 thì được thay thế bằng giá 3 chân nhẹ hơn của Baryshev, có trọng lượng chỉ 39 kg.
Súng máy KPV 14,5 mm với giá 3 chân chuyên dụng kiểu Baryshev
Cả 2 phiên bản trên đều được quân đội liên Xô sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tại Afghanistan. Bên cạnh sử dụng trên mặt đất, hiện nay KPV 14,5 mm là loại vũ khí phòng vệ hiện diện trên hầu như mọi tàu hộ tống, tàu khu trục lẫn tàu tuần tra của Nga.
Có một điều khá đặc biệt là từ khi ra đời năm 1949 cho tới gần đây (khi Trung Quốc giới thiệu loại đạn 14,5 x 115 mm) thì KPV 14,5 mm chính là khẩu súng máy mạnh mẽ nhất thế giới khi nó có động năng đầu nòng gấp đôi loại súng 12,7 mm/.50, sơ tốc đầu nòng của KPV đạt khoảng 1.005 m/s và đầu đạn nặng 60 gr có thể xuyên giáp dày 32 mm thép ở khoảng cách 500 m và 20 mm thép ở cự ly 1.000 m.
Đạn 14,5 x 114 mm của KPV
Trên chiến trường, KPV với giá 3 chân được sử dụng bởi 1 binh sĩ, thường được đặt ở các chốt kiểm soát hoặc phối hợp vào hệ thống phòng thủ căn cứ, trong khi phiên bản phòng không với nòng đôi hoặc nòng 4 vốn có cơ chế thay đổi tầm, hướng chuyên dụng và hệ thống ngắm bắn sẽ được sử dụng bởi 2 binh sĩ, đảm trách nhiệm vụ phòng không tầm cực thấp, phòng chống hiệu quả các loại mục tiêu như máy bay trực thăng.
KPV phiên bản phòng không ZPU-4
Hiện nay ở Việt Nam, dòng súng máy KPV được thấy nhiều nhất là KPVT khi chúng được gắn cố định trên các xe thiết giáp BRDM-2, BTR-60PB trong tháp pháo xoay, và ZPU-2 gắn trên xe thiết giáp BTR-152. Ngoài ra KPV 14,5 mm còn được sử dụng trên các tàu chiến loại TT-400TP, Molniya, Gepard 3.9 và một số lớp tàu tuần tra khác.
Súng máy KPVT trên xe thiết giáp BTR-60PB của Hải quân đánh bộ Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân
Súng máy KPV 14,5 mm trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Ảnh: Quân đội nhân dân
Theo Tri Thức
Phiến quân tung video con tin Pháp, đòi Paris ngừng không kích Phiến quân ở Algeria có liên hệ với tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo", được gọi tắt là IS, đã tung video cho thấy một người đàn ông Pháp bị bắt cóc và chúng yêu cầu Pháp chấm dứt không kích ở Iraq. Các phóng viên đợi bên ngoài nhà của con tin Gourdel ở miền nam nước Pháp vào ngày...