Nga trả đũa Mỹ
Moscow ra lệnh cấm nhập cảnh đối với một loạt quan chức Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ John McCain, nhằm trả đũa đòn trừng phạt của Washington sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Thượng nghị sĩ John McCain là một trong số 9 quan chức Mỹ vừa bị Nga cấm nhập cảnh. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi liên tục cảnh báo rằng việc trừng phạt là con dao hai lưỡi và có tác động ngược”, RIA Novosti dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cho biết khi công bố danh sách quan chức Mỹ bị trừng phạt.
9 quan chức Mỹ bị cấm nhập cảnh vào Nga bao gồm các phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes và Caroline Atkinson, các thượng nghị sĩ John McCain, Harry Reid, Robert Menendez, Daniel Coats và Mary Landrieu, chủ tịch Hạ viện John Boehner, và Dan Pfeiffer, cố vấn cấp cao của tổng thống Mỹ.
Trên mạng xã hội Twitter, ông McCain tuyên bố tự hào khi bị ông Putin trừng phạt.
“Tôi tự hào vì bị Putin trừng phạt. Tôi sẽ không bao giờ ngừng những nỗ lực và cống hiến vì tự do và độc lập của Ukraine, vốn bao gồm cả Crimea”, ông viết.
Video đang HOT
Nhà Trắng đầu tuần này tuyên bố trừng phạt các quan chức Nga “tham gia trực tiếp vào việc làm bất ổn Ukraine”. Những người này là các quan chức cấp cao thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, như trợ lý tổng thống Vladislav Surkov, chủ tịch thượng viện Valentina Matviyenko và phó Thủ tướng Dmitry Rogozin. Danh sách này tiếp tục được nối dài vào hôm qua.
Liên minh châu Âu (EU) hôm qua cũng nhất trí nâng tổng số quan chức Nga và Ukraine bị cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản lên 33, RT dẫn lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy cho biết. EU còn hủy cuộc họp thượng đỉnh EU-Nga sắp tới cùng các cuộc gặp thượng đỉnh song phương khác.
Việc trừng phạt lẫn nhau diễn ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ, gây phản ứng giận dữ từ Mỹ và EU.
Trọng Giáp
Theo TNO
Trả đũa Mỹ: Nga bán nhiều vũ khí cho Trung Quốc
Đáp lại những biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đang sử dụng lợi thế xuất khẩu vũ khí của mình tạo thành những đòn trả đũa đáng sợ.
Mỹ và phương Tây đã bắt đầu áp dụng những biện pháp "trừng phạt" đối với Nga sau khi nước cộng hòa tự tri Crimea tiến hành trưng cầu dân ý để tuyên bố độc lập, tách khỏi Ukraine và đệ đơn gia nhập Nga.
Những biện pháp trừng phạt này sẽ khiến Nga bị cô lập đồng thời gây ra những thiệt hại tài chính đáng kể. Tuy nhiên, chính Mỹ và phương Tây cũng sẽ thiệt hại không nhỏ do tác động ngược từ lệnh trừng phạt này, bởi chắc chắn Nga cũng sẽ có biện pháp đáp trả.
Tạp chí The Diplomat đã đưa ra những biện pháp đáp trả mà Nga có thể thực thi, trong đó có khả năng Nga sẽ bán những vũ khí hiện đại cho Trung Quốc và Iran, đẩy thế giới vào một cuộc chạy đua vũ trang còn kinh khủng hơn cả thời Chiến tranh Lạnh.
Bán máy bay chiến đấu Su-35 và tàu ngầm Lada cho Trung Quốc
Các chuyên gia tin rằng mở rộng hơn nữa hợp tác quân sự với Trung Quốc sẽ là lựa chọn đầu tiên của Moscow trong trường hợp bị trừng phạt. Hiện nay, các hợp đồng cung cấp máy bay tiêm kích Su-35 và tàu ngầm thế hệ thứ tư Lada cho Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn đàm phán, nhưng quan hệ căng thẳng với phương Tây có thể thúc đẩy quá trính này tăng tốc nhanh chóng.
Nga có thể sẽ đẩy nhanh quá trình xuất khẩu tàu ngầm lớp Lada (phiên bản Amur) cho Trung Quốc
Su-35 được giới thiệu là loại máy bay tiêm kích đa năng có sức chiến đấu cao, khả năng của nó không thua kém đáng kể so với các loại máy bay tiêm kích hiện đại thế hệ 5 của Mỹ, trong khi đó giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Tàu ngầm Lada với các tính năng được giới thiệu là sẽ dẫn đầu thế giới trong số các tầu ngầm cùng chủng loại trong tương lai gần.
Ngoài ra, trong bối cảnh Mỹ đang cắt giảm chi tiêu quốc phòng ngày càng mạnh, thi ngược lại Nga và Trung Quốc không ngừng gia tăng chi tiêu quốc phòng trong thời gian gần đây.
Do đó sẽ vô cùng dễ hiểu khi Nga muốn chấm dứt tham vọng của Mỹ ở châu Á bằng việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề vũ trang.
Lada lợi hại hơn Kilo
Lada là tàu ngầm thế hệ 4 của Nga, được trang bị động cơ diesel điện. Thiết kế của tàu ngầm lớp Lada đã khỏa lấp những khiếm khuyết của tiền nhiệm là tàu ngầm lớp Kilo với tỷ lệ áp dụng công nghệ cao lên tới 60%.
Thân tàu Lada được trang bị vỏ chống phản xạ sóng âm giúp nó hạn chế tối đa việc bị phát hiện. Theo đánh giá của giới chuyên gia thì tàu ngầm Lada khi hoạt động phát ra tiếng ồn thậm chí còn thấp hơn cả Kilo.
Ngoài ra, đây là mẫu tàu được áp dụng công nghệ vỏ một lớp, giúp giảm độ giãn nước so với các tàu ngầm cùng dung lượng. Đây là nhân tố giúp tàu ngầm trở nên nhỏ hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt là tác chiến ở vùng biển nông hoặc tác chiến gần bờ biển.
Tàu ngầm lớp Lada có 3 loại vũ khí chống ngầm, nên có thể linh hoạt sử dụng để đối phó với các đối thủ khác nhau. Lada có thể phóng tên lửa chống tàu ngầm RPK-7 Veter (lắp ngư lôi 82R hoặc bom chìm hạt nhân 90R), tầm bắn đạt đến 120km.
Trong tác chiến chống hạm nổi, Lada có tổng cộng 18 đơn vị vũ khí đều có thể phóng bằng 6 ống phóng thuỷ lôi loại 533 mm. Có thể trang bị hệ thống tên lửa hành trình tấn công đa năng Klub (gồm cả đạn tên lửa chống tàu siêu thanh và đạn tên lửa hành trình đối đất cận âm) hoặc tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Oniks.
Theo Báo Đất việt
Mỹ cam kết ủng hộ Ukraine, Nga trả đũa trừng phạt Trong cuộc hội đàm trực tiếp tại Nhà Trắng hôm 12-3 với Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yasenyuk, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố ủng hộ Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Theo đó, Washington sẽ có những biện pháp nhằm bảo vệ sự toàn vẹn cho lãnh thổ Ukraine và yêu cầu Tổng thống Putin phải có hướng...