Nga trả đũa loạt trừng phạt của Mỹ
Nga trục xuất 10 quan chức ngoại giao và xem xét biện pháp “gây tổn hại” công ty Mỹ nhằm đáp trả lệnh trừng phạt trước đó của nước này.
Trong cuộc họp báo ngày 16/4, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết sẽ trục xuất 10 quan chức ngoại giao Mỹ để trả đũa động thái trục xuất 10 quan chức Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử và “các hành động ác ý khác”.
Lavrov nói Nga đang xem xét các biện pháp “có thể gây tổn hại” cho hoạt động kinh doanh của Mỹ tại nước này, đồng thời chấm dứt hoạt động của các quỹ và tổ chức phi chính phủ của Mỹ tại Nga bị cáo buộc “can thiệp tình hình nội bộ”.
“Sau cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Nga sẽ ra thông cáo nêu rõ các biện pháp được Tổng thống Nga phê duyệt nhằm đáp trả những hành vi hoàn toàn không thân thiện và vô cơ mà Mỹ công bố nhằm vào Liên bang Nga, các công dân, cá nhân, pháp nhân và liên quan đến hệ thống tài chính của chúng tôi”, Ngoại trưởng Lavrov nói trong cuộc họp báo sau buổi hội đàm với người đồng cấp Serbia Nikola Selakovic.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong cuộc họp báo tại Cairo, Ai Cập, ngày 12/4. Ảnh: BNG Nga .
Video đang HOT
Ngoài trục xuất 10 quan chức ngoại giao Nga, chính phủ Mỹ ngày 15/4 đưa một số công ty Nga vào danh sách đen và cấm các ngân hàng Mỹ mua trái phiếu từ Ngân hàng Trung ương Nga, Bộ Tài chính và quỹ tài sản quốc gia của nước này.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dimtry Peskov nói các biện pháp trừng phạt của Mỹ là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. “Tổng thống Putin nhiều lần nói rằng chúng tôi sẵn sàng khởi động đối thoại nếu những người đồng cấp Mỹ sẵn lòng làm vậy”, Peskov nói.
Quan hệ Nga – Mỹ giảm xuống mức thấp nhất sau Chiến tranh Lạnh, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 3 gọi Putin là “kẻ sát nhân”. Nga sau đó triệu hồi đại sứ tại Mỹ Anatoly Antonov để tham vấn. Đại sứ Antonov chưa quay trở lại Mỹ dù gần một tháng đã trôi qua.
Mỹ áp lệnh trừng phạt nhằm vào Nga với cáo buộc nước này can thiệp bầu cử năm 2020, tấn công mạng, uy hiếp Ukraine cùng nhiều “hành vi ác ý khác”. Nga phủ nhận tất cả cáo buộc này.
Tổng thống Biden đề xuất tổ chức hội đàm với Putin và kêu gọi giải tỏa căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ, khẳng định Nhà Trắng và Điện Kremlin cần giữ liên lạc. Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin chưa quyết định tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ chủ trì hay không.
Huawei chuyển đầu tư sang Nga, né Mỹ trừng phạt
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi tuyên bố "gã khổng lồ" viễn thông Trung Quốc sẽ chuyển hướng đầu tư sang Nga sau lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Sau khi Mỹ đưa chúng tôi vào danh sách trừng phạt, chúng tôi đã chuyển hướng đầu tư từ Mỹ sang Nga, tăng đầu tư của Nga, mở rộng đội ngũ nhà khoa học Nga và tăng lương cho đội ngũ này", tài khoản mạng xã hội của Đại học Giao thông Thượng Hải hôm 30/8 dẫn lời người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi nói trong chuyến thăm các trường đại học hàng đầu Trung Quốc tháng trước.
Ông Nhậm nói Huawei sẽ phải "tiếp tục trên con đường tự cải thiện và học hỏi" để tồn tại. "Nếu bạn muốn thực sự lớn mạnh, bạn phải học hỏi từ mọi người, kể cả kẻ thù của bạn", ông nói.
"Dù thế nào đi nữa, chúng tôi sẽ không bao giờ ghét Mỹ. Đó chỉ là động thái của một số chính trị gia, không đại diện cho các công ty Mỹ, trường học Mỹ và xã hội Mỹ", ông Nhậm nhận định.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi trả lời phỏng vấn tại Thâm Quyến, Trung Quốc, ngày 16/10/2019. Ảnh: Kyodo.
Huawei là đơn vị cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất toàn cầu trong quý II.
Bộ Thương mại Mỹ hôm 17/8 đưa thêm 38 chi nhánh của Huawei vào "danh sách đen", cấm những thực thể này mua chip và công nghệ khác của Mỹ. Ngoài ra, Washington còn quy định thêm rằng các doanh nghiệp cần giấy phép đặc biệt nếu muốn giao dịch với Huawei, bất kể Huawei là người mua, người nhận hàng, trung gian, hay người dùng cuối. Quy định có hiệu lực ngay lập tức.
Lệnh trừng phạt mới khiến tổng số chi nhánh của Huawei trong "danh sách đen" của Mỹ nâng lên 152, tính từ tháng 5/2019. Giới chức Mỹ lập luận Huawei gây rủi ro an ninh bởi "gã khổng lồ viễn thông" này có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc, bất chấp Huawei phủ nhận.
Tại một hội nghị ở thành phố Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc cuối tuần qua,
Richard Yu Chengdong, giám đốc kinh doanh tiêu dùng Huawei, cho biết công ty đang "cố gắng đối mặt với lệnh cấm của Mỹ".
Bắc Kinh hôm 18/8 cáo buộc Washington "lạm dụng quyền lực quốc gia" để ngăn sự trỗi dậy của các công ty Trung Quốc.
Quan hệ Washington - Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới. Chính quyền Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc không minh bạch, gây ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều Bắc Kinh phủ nhận.
Ngoài Huawei, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent, chủ sở hữu hai ứng dụng nổi tiếng là TikTok và WeChat. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được dự đoán còn xấu đi trước bầu cử Mỹ vào tháng 11, khi Trung Quốc trở thành mục tiêu cho chiến dịch tái tranh cử của Trump.
Nguyên thủ nước đồng minh "không ưa" ông Trump nhất nói gì về ông Biden? Niềm tin của người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh - nguyên thủ cường quốc hàng đầu châu Âu - với nước Mỹ đã bị lung lay mạnh mẽ kể từ khi ông Trump đắc cử Tổng thống năm 2016, theo CNN. Thủ tướng Đức Merkel tỏ ra căng thẳng với ông Trump trong hội nghị G7 năm 2018 (ảnh: CNN) Nhiều...