Nga: Tổng thống Putin không đến Mỹ tham dự kỳ họp 77 của Đại hội đồng LHQ
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tới New York (Mỹ) tham dự kỳ họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9 và không có kế hoạch phát biểu qua liên kết video.
Người dẫn đầu đoàn Nga dự họp là Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng nhà lãnh đạo Nga tham dự hoặc phát biểu trực tuyến tại kỳ họp thường niên của LHQ, ông Dmitry Peskov xác nhận nhà lãnh đạo Nga không có kế hoạch thực hiện chuyến đi hoặc phát biểu tại sự kiện trên.
Video đang HOT
Theo thông tin công bố trên cổng thông tin pháp lý quốc gia, nhà lãnh đạo Nga đã phê chuẩn thành phần của phái đoàn Nga tham dự khóa họp thứ 77 của Đại hội đồng LHQ, bao gồm 10 thành viên. Ngoại trưởng Nga, đồng thời là Ủy viên thường trực Hội đồng An ninh Nga Sergei Lavrov được chỉ định làm Trưởng phái đoàn. Trong thành phần đoàn còn có Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Vershinin, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga Grigory Karasin, Đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vasily Nebenzya, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky.
Năm 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chỉ thị cho Ngoại trưởng Lavrov dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự kỳ họp lần thứ 76 của Đại hội đồng LHQ. Năm 2020, nhà lãnh đạo Nga không bay đến New York để tham dự kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng LHQ do tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, khi đó Tổng thống Putin vẫn dẫn đầu phái đoàn Nga và phát biểu từ xa.
Kỳ họp thường niên của Đại hội đồng LHQ khai mạc vào ngày 13/9 tới. Năm nay, Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng LHQ sẽ được tổ chức trực tiếp tại New York từ ngày 20-26/9, sau 2 năm gián đoạn và bị hạn chế do đại dịch COVID-19. Trước đó, vào ngày 15/7, Đại hội đồng LHQ đã công bố chương trình làm việc tạm thời cho kỳ họp. Theo kế hoạch, đại diện các nước sẽ thảo luận về tăng trưởng kinh tế, duy trì hòa bình và an ninh, bao gồm ngăn chặn xung đột vũ trang, sự phát triển của châu Phi, thúc đẩy nhân quyền, hợp tác nhân đạo, giải trừ quân bị, cuộc chiến chống ma túy, tội phạm và khủng bố.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đại hội đồng còn có các bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Phái đoàn Nga dự kiến phát biểu vào ngày 24/9.
Cùng ngày, khi được hỏi về việc cấp thị thực cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và các thành viên khác của phái đoàn Nga tham gia Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng LHQ, đại diện phái đoàn Mỹ cho biết các vấn đề về thị thực được bảo mật theo luật của Mỹ. Theo thỏa thuận về Trụ sở LHQ, với tư cách là nước chủ nhà, Mỹ có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến đi tới khu vực Trụ sở LHQ của các đại diện các quốc gia thành viên LHQ. Đại diện của Mỹ khẳng định Mỹ có thái độ nghiêm túc đối với những cam kết này.
Mỹ tiếp tục thu giữ tài sản của các nhà tài phiệt Nga
Các công tố viên liên bang thuộc hạt Manhattan (Mỹ) ngày 8/8 cho biết một thẩm phán đã cho phép các công tố viên Mỹ thu giữ máy bay Airbus trị giá 90 triệu USD của nhà tài phiệt Nga Andrei Skoch với cáo buộc liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Nhà tài phiệt Nga Andrei Skoch. Ảnh: AP
Ông Andrei Skoch là thành viên Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga và cũng đã từng bị Bộ Tài chính Mỹ áp đặt trừng phạt hồi năm 2018. Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính
Mỹ hiện tiếp tục áp đặt trừng phạt nhằm vào ông Andrei Skoch khi cho rằng ông này có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay, Mỹ và các quốc gia châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva, trong đó có việc phong tỏa và thu giữ tài sản của của những người Nga giàu có.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 8/8 đã ký ban hành sắc lệnh cho phép các ngân hàng Nga bị phong tỏa quỹ ngoại tệ do các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể ngừng các giao dịch bằng các loại tiền tệ như vậy với doanh nghiệp là khách hàng của họ.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, sắc lệnh trên của Tổng thống Putin cho biết các biện pháp mới có thể được duy trì cho đến khi các lệnh trừng phạt khiến cho các giao dịch bằng ngoại tệ không thể thực hiện được dỡ bỏ. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã hạn chế các ngân hàng Nga chuyển ngoại tệ cho ngân hàng khác. Nhiều ngân hàng Nga đã bị ngắt khỏi Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, trong khi Apple và Google đã không cho Nga tiếp cận hệ thống thanh toán kỹ thuật số của họ và người Nga cũng không thể sử dụng thẻ Mastercard và Visa ở nước ngoài.
Nhà chức trách Nga đã đẩy mạnh quá trình giảm sử dụng ngoại tệ của các quốc gia bị coi là "không thân thiện" kể từ khi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng nhằm vào Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2.
Tin tốt lành dành cho Tổng thống Putin sau cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực gây sức ép để các khách hàng mua năng lượng của Nga không chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble nhằm hạn chế khả năng chống chịu của Moskva trước các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thanh toán...