Nga tới Bình Nhưỡng thảo luận về quân sự nguy hiểm
Năm của tình hữu nghị giữa quân đội Nga tới Bình Nhưỡng bàn thảo về kiểm soát tình hình quân sự nguy hiểm.
Hãng tin TASS của Nga công bố hôm 10/11 cho biết một phát đoàn quân sự của Nga đã tới Bình Nhưỡng hôm thứ 2 và sẽ bắt đầu đàm phán vào hôm thứ 4 (11/11) với Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất các lực lượng vũ trang Nga Nikolay Bogdanovsky dẫn đầu phái đoàn quân đội Nga và sẽ ở lại Triều Tiên cho đến ngày 13/11.
Các chủ đề bàn bạc cụ thể giữa hai bên không được tiết lộ song nhiều khả năng cho thấy một trong những chủ đề có thể là khả năng ký kết một thỏa thuận ngăn chặn những hành động quân sự nguy hiểm.
Cuộc họp giữa Chủ tịch hạ viện Nga Sergey Naryshkin và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao Choe Thae-bok hồi tháng 6 tại Mosscow.
Video đang HOT
Phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiênca ngợi năm 2015 là năm của tình hữu nghị giữa quan hệ Nga-Triều sau hàng loạt các cuộc gặp quan trọng và thành công giữa hai nước được diễn ra vào năm nay.
Trước đó, hồi tháng 6, vấn đề về hoạt động quân sự nguy hiểm đã được thảo luận tại một cuộc họp ở Moscow, giữa Chủ tịch hạ viện Nga Sergey Naryshkin và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao Choe Thae-bok. Sau cuộc họp, hai bên thống nhất đã đưa văn bản này ở mức độ “sẵn sàng khá cao” và “có thể được ký kết trước khi kết thúc năm nay”.
Sau cuộc họp, ông Naryshkin tuyên bố với truyền thông rằng: “Chúng tôi coi đó là một sự thích hợp để tăng cường đáng kể những nỗ lực của chúng tôi nhằm cải thiện và cập nhật các khuôn khổ pháp lý giữa hai nước. Chúng tôi sẽ xem xét 2 bản thỏa thuận quan trọng để kết thúc trước cuối năm nay: Đó là một hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự và một thỏa thuận về việc ngăn chặn các hoạt động quân sự nguy hiểm “.
Hiện, dự thảo thỏa thuận đã được phê duyệt của chính phủ Nga.
Theo Interfax, dự thảo thỏa thuận giữa Nga và Bắc Triều Tiên là cần thiết đưa ra nhằm “ngăn chặn các hoạt động quân sự nguy hiểm, kịp thời và cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình trong bất kỳ sự cố giữa các lực lượng vũ trang của các bên, trong đó có thể phát sinh như là kết quả của quân sự nguy hiểm hoạt động”.
Bên cạnh đó, dự thảo thỏa thuận nhấn mạnh rằng “vì lợi ích của an ninh lẫn nhau, các nhân viên của một trong hai bên sẽ hành động với sự thận trọng tối đa và sự thận trọng trong khi tiến hành các hoạt động gần với lãnh thổ hoặc các lực lượng vũ trang của bên kia.
Cả hai nước cũng cam kết sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cam kết để ngăn chặn “sự sáng tạo của các nhiễu có khả năng cản trở nỗ lực để cung cấp an ninh quốc gia trong một lĩnh vực quan tâm đặc biệt.
“Các bên phải thực hiện bất cứ biện pháp có thể để đảm bảo kịp thời ngưng và giải quyết hòa bình, mà không cần đến các mối đe dọa và sử dụng vũ lực, của bất kỳ sự cố nào có thể xảy ra như là kết quả của các hoạt động quân sự nguy hiểm”, dự thảo thỏa thuận viết.
Vũ Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Putin thảo luận với thủ tướng Anh về thảm họa máy bay rơi
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến về tình hình xoay quanh vụ rơi máy bay Nga và nhất trí giữ liên lạc chặt chẽ trong quá trình điều tra nguyên nhân tai nạn.Cơ quan báo chí của điện Kremlin đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh ông David Cameron về vấn đề thảm họa rơi máy bay ở Ai Cập. Ông Putin đưa ra quan điểm rằng để đánh giá các nguyên nhân gây ra tai nạn cần phải phân tích kỹ lưỡng các dữ liệu có được từ công tác điều tra chính thức.
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến về tình hình xoay quanh vụ rơi máy bay Nga ở bán đảo Sinai. Cả hai cũng thảo luận những vấn đề về hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Cuộc điện đàm này diễn ra theo lời đề nghị từ phía Anh.
Thủ tướng Anh Cameron (phải) và tổng thống Putin (trái) gặp gỡ tại Pháp hồi tháng 6-2014 (Ảnh: Reuters)
Văn phòng của thủ tướng Anh cho biết ông Cameron và ông Putin đã thỏa thuận về việc giữ liên lạc chặt chẽ trong quá trình điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ rơi máy bay A321 ở Sinai.
Theo một thông cáo của chính phủ Anh vào 5-11: "Thủ tướng Anh và Tổng thống Putin đã nhất trí rằng kẻ thù chung của chúng ta là chủ nghĩa khủng bố. Ngài tổng thống cảm ơn thủ tướng vì cuộc gọi và cho biết ông hiểu rõ mối quan tâm của chúng tôi đối với sự an toàn của các công dân Anh. Hai bên đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ trong quá trình điều tra". Trong thông cáo cũng nêu ra rằng London cũng bày tỏ mối lo lắng về khả năng "máy bay có thể đã bị phá hủy bởi một thiết bị gây nổ". Trước đó thủ tướng Anh đã bày tỏ ý muốn thảo luận với Putin về các nguyên nhân dẫn đến việc các hãng hàng không Anh tạm thời ngừng bay đến TP Sharm El-Sheikh của Ai Cập.
Tiến Phát
Theo_PLO
Mỹ muốn bàn vấn đề biển Đông bên lề APEC Mỹ muốn vấn đề biển Đông được đưa ra thảo luận bên lề tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nếu vấn đề này không nằm trong chương trình nghị sự chính thức. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) thường chỉ bàn về các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề biển...