Nga “toan tính” thay thế Mistrals bằng lớp tàu mới
Tờ Sputnik đưa tin Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov Nga đã phát triển một dự án tàu sân bay trực thăng thay thế cho các tàu chiến lớp Mistral lỡ hẹn từ phía Pháp.
Phát biểu trước cuộc triển lãm quân sự “Lực lượng quân đội 2015″, một quan chức cấp cao của nước này cho biết: “Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Krylov Nga đã phát triển một dự án thay thế cho tàu sân bay trực thăng Mistral mang tên gọi Lavina và có lượng rẽ nước 24.000 tấn, lớn hơn hẳn so với chiếc tàu do Pháp chế tạo (21.000 tấn)”.
Cũng theo vị quan chức này, dòng tàu chiến mới này mang hình dạng gần giống một tàu ba thân có khả năng di chuyển trên quãng đường hơn 8000 km với tốc độ 33,3 km/giờ. Tốc độ tối đa có thể đạt tới 40,7 km/giờ.
Chiếc tàu có sức chứa 320 thuyền viên và có thể đưa vào thêm 500 binh sĩ hoặc 50 xe bọc thép.
Một chiếc trực thăng đang đáp cánh tại tàu sân bay Nga
Theo hợp đồng tàu chiến trị giá 1,5 tỷ USD được ký kết vào năm 2011, Pháp đã đồng ý bán hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga nhưng việc bàn giao đã bị đình chỉ sau khi Paris lên tiếng phản đối sự can thiệp của Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc. Vào cuối tháng 5, Phó Chủ tịch Khu công nghiệp quân sự Nga Oleg Bochkaryov cho biết Nga đã lên kế hoạch xây dựng tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho riêng mình. Hôm 18-6, giám đốc Bộ phận hợp tác kỹ thuật quân sự, ông Alexei Diky khẳng định Pháp đã bàn giao cho Nga một số công nghệ trong các bộ phận lắp ráp cho việc xây dựng các tàu chở trực thăng lớp Mistral.
Tri Thông
Theo_PLO
Khám phá tính năng "kẻ thay thế Mistral" của Nga
Giới chức quân sự Nga đang "tung hỏa mù" khi thay nhau khẳng định và phủ nhận thông tin được Pháp chuyển giao một phần công nghệ và khả năng thực sự của nước này trong việc đóng tàu đổ bộ trực thăng thay thế Mistral.
Nga tung hỏa mù về vụ việc tàu Mistral
Video đang HOT
Hôm 17-6, truyền thông Nga dẫn lời ông Alekxey Dikyi, lãnh đạo ban hợp tác quân sự-kỹ thuật thuộc Tổng công ty đóng tàu OSK cho biết, ngành công nghiệp đóng tàu nước này đã nhận được từ Pháp một phần công nghệ đóng tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral.
Ông Dikyi nói rõ rằng phía Pháp đã bàn giao cho Trung tâm kỹ sư Nhà máy đóng tàu Admiralty các bản vẽ kỹ thuật phần đuôi của tàu Mistral. Tài liệu được xây dựng phù hợp với điều kiện sản xuất của nhà máy Baltic, thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất (OSK) của Nga.
Tuy nhiên, sang ngày 18-6, ông Denis Manturov, Bộ trưởng Bộ Công Thương của Nga đã có một phát biểu đầy mâu thuẫn khi khẳng định với các phóng viên rằng, từ trước đến nay, nước này chưa hề nhận được công nghệ chế tạo các tàu chở trực thăng lớp Mistral từ Pháp.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên giới chức công nghiệp quốc phòng Nga có những phát biểu dạng "Đầu xuôi, đuôi ngược" này.
Hôm 28-5 vừa qua, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã khiển trách ông Oleg Bochkaryov - Phó chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga, vì đưa ra những tuyên bố sai lệch rằng Nga chính thức từ bỏ 2 tàu Mistral và chỉ nhận tiền hoàn trả của Pháp.
Nga vẫn chưa chính thức từ bỏ thương vụ Mistral
Ngoài ra, ông này còn đi xa hơn khi tuyên bố là ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thừa khả năng đóng hàng không mẫu hạm tương tự Mistral và nước này đã lên kế hoạch tự đóng tàu sân bay trực thăng thay thế mà không cần phải copy nguyên mẫu tàu của Pháp.
Theo tờ Kommersant (Nga), nguyên nhân ông này bị Phó Thủ tướng Rogozin khiển trách là do "không thuộc nhóm đàm phán về việc chuyển giao 2 tàu Mistral" nên không được phép đưa ra các phát ngôn chính thức về thương vụ này và trên thực tế, Nga chưa hề chính thức từ bỏ hợp đồng.
Tuy nhiên, chỉ trước đó vài hôm, trợ lý Tổng thống Nga phụ trách vấn đề hợp tác kỹ thuật-quân sự Vladimir Kozhin cũng khẳng định rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có đủ năng lực để chế tạo các tàu tương tự tàu sân bay trực thăng lớp Mistral. Nếu cần thiết, nước này có thể tự đóng được các tàu tương tự.
Còn Chủ tịch Tổng công ty đóng tàu nhà nước Nga (USC) Alexey Rakhmanov cũng khẳng định, trong hạng mục hợp tác quốc tế này, phần đuôi tàu và các chi tiết bên trong và hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc là sản phẩm nội địa, còn vỏ tàu Nga cũng hoàn toàn đủ khả năng chế tạo được.
Những tuyên bố đầy mâu thuẫn của giới chức công nghiệp quốc phòng Nga cho thấy, nước này vẫn hy vọng vào khả năng Pháp chuyển giao tàu, bởi mặc dù có thể tự đóng được con tàu đầu tiên theo kiểu phương Tây như Mistral, nhưng Nga có thể mất tới vài năm mới hoàn thiện thiết kế.
Mẫu tàu đổ bộ trực thăng Priboy của Nga được trưng bày tại Army-2015
Trước đây, truyền thông Nga và Pháp đã từng cho biết, theo kế hoạch hợp tác, modul phần thân đầu tàu được Hãng chế tạo tàu thuyền DCNS của Pháp giao cho Nhà máy chế tạo tàu STX đóng, còn modul đuôi tàu do nhà máy đóng tàu Baltic chế tạo.
Tiếp theo, phần đuôi tàu được Nga kéo sang Pháp để đấu ráp tổng thể, sau khi con tàu hoàn thiện hình hài nó lại được lai dắt về Nga để lắp đặt hệ thống thông tin và hệ thống chống đóng băng được Nga "thửa riêng" để hoạt động trong điều kiện băng giá ở Bắc Cực.
Cuối cùng, chiếc Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok lại được chuyển sang Pháp để lắp đặt các hệ thống khác và nó đã không được bàn giao đúng hạn cho Nga vào tháng 11-2014, bởi Paris đã quyết định giữ lại tàu để ủng hộ lệnh trừng phạt Nga của Mỹ và EU trong vấn đề Ukraine.
Nga chuẩn bị sẵn khả năng thay thế Mistral
Theo những thông tin trên, với việc được tiếp cận bản vẽ kỹ thuật đuôi tàu, các kỹ sư Nga hoàn toàn có thể "mò mẫm" phục dựng lại toàn bộ thiết kế tổng thể của nó. Tuy nhiên, họ sẽ mất nhiều thời gian để điều chỉnh các tham số chính xác với thiết kế của Pháp.
Và Nga đã bắt tay vào thực hiện công đoạn này bằng mẫu tàu đổ bộ trực thăng mặt boong phẳng nhưng với kích thước bằng một nửa của Mistral. Rất có thể là Nga đóng con tàu nhỏ này với mục đích thử nghiệm điều chỉnh thiết kế cho những con tàu sau lớn hơn.
Priboy sẽ được trang bị trực thăng tấn công Ka-52K của Nga
Ngày 16-6 vừa qua, RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết: Cục Đồ án thiết kế Neva (PKB) đang bắt tay vào thiết kế tàu đổ bộ lớp Priboy mới nhằm thay thế các tàu đổ bộ trực thăng Mistral có thể không nhận được từ Pháp.
Mẫu thiết kế của Priboy đã được mang ra triển lãm tại gian trưng bày của Diễn đàn kỹ thuật-quân sự Nga 2015 (Army-2015) ngày 16-6 vừa qua. Mẫu tàu đổ bộ trực thăng kiểu Nga sẽ có phần mũi hơi nhọn, khác với phần mũi tàu vuông của Mistral và phần đuôi cũng có những nét khác lạ.
Theo nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, tàu đổ bộ mới sẽ có chiều dài 165m, rộng 25m, lượng giãn nước khoảng 14.000 tấn. Tàu có phạm vi hành trình khoảng 6000 hải lý với tốc độ hành trình 20 hải lý/h và thời gian hoạt động liên tục trên biển là 60 ngày.
Tàu sẽ có khả năng mang theo được 8 trực thăng Ka-27 và Ka-52K. Ngoài ra, con tàu sẽ có khả năng mang theo 4 tàu đổ bộ cao tốc Project 11770M lớp Serna hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí Project 12061 lớp Murena cùng 500 lính thủy đánh bộ, khoảng 40-60 phương tiện cơ giới.
Vũ khí trang bị trên tàu đổ bộ mới gồm có tổ hợp Pantsir-M (phiên bản hải quân của tổ hợp Pantsir-S1) và theo quan sát trên mô hình, tàu sẽ có 1 pháo hạm A-190 cỡ nòng 100mm.
Priboy được trang bị 2 tàu đổ bộ đệm khí Project 12061 lớp Murena giống loại đã bán cho hải quân Hàn Quốc
Dù có lượng giãn nước nhỏ hơn, nhưng sức chứa và khả năng đổ bộ cũng như hỏa lực không thua kém Mistral là mấy. Có chăng chỉ là số lượng máy bay theo tàu ít hơn hẳn, khiến cho tàu lớp Priboy bị hạn chế nhiều ở khả năng đột kích thọc sâu bằng trực thăng.
Tuy nhiên, theo nhận định đây chỉ là một mẫu thử nghiệm để hoàn thiện thiết kể của tàu nên trong tương lai, hải quân Nga sẽ đóng những tàu đổ bộ tấn công có kích thước và lượng giãn nước tương tự như Mistral. Theo tiết lộ của Nga, công tác chế tạo chiếc đầu tiên dự kiến bắt đầu vào năm 2016.
Theo tin của truyền thông Nga, hải quân nước này dự kiến đóng ít nhất bốn tàu đổ bộ trực thăng lớp này để tăng cường lực lượng tác chiến viễn dương, trong bối cảnh họ mới chỉ có các tàu đổ bộ hạng trung, không có khả năng mang theo trực thăng tấn công, thuộc Project 11711, lớp Ivan Gren.
Tuy nhiên, trước những thông tin trên, Cục Đồ án thiết kế Neva (PKB) đã phủ nhận rằng họ đã thiết kế một tàu đổ bộ trực thăng tương tự "Mistral" của Pháp. Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện của PKB Sergei Vlasov còn tuyên bố là "chưa hề nghe thấy thông tin dự án".
Tuy nhiên, mẫu tàu Priboy đã được trưng bày ở Army-2015 là thực và dù nó do ai thiết kế thì điều đó cũng chứng tỏ rằng, Nga cũng đã chuẩn bị cho khả năng "không Mistral" và dù có khó khăn nhưng nước này đã sẵn sàng thay thế nó bằng một mẫu tàu đổ bộ trực thăng nội địa.
Theo_An ninh thủ đô
Moscow rắn với Pháp bởi sắp thiết kế xong Mistral kiểu Nga? Moscow cương quyết không chấp nhận các điều kiện thanh lý hợp đồng "không thể chấp nhận được" của Paris, đồng thời sắp hoàn tất thiết kế tàu Mistral kiểu Nga. Nga không chấp nhận "điều kiện vô lý" của Pháp Đến nay, tuy Nga và Pháp vẫn tuyên bố chưa từ bỏ hợp đồng mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng...