Nga tố phương Tây xuyên tạc vụ Navalny
Nga nói phương Tây sử dụng “chiến dịch thông tin sai lệch” để lấy cớ áp lệnh trừng phạt với Moskva sau khi ngoại trưởng G7 họp về vụ Navalny.
“Một chiến dịch thông tin sai lệch quy mô lớn đang được tiến hành, cho thấy những kẻ khởi xướng coi nhiệm vụ chủ chốt không phải là quan tâm tới sức khỏe của Navalni và tìm ra nguyên do thật sự khiến ông này nhập viện, mà là để lôi kéo sự ủng hộ cho lệnh trừng phạt”, Bộ Ngoại giao Nga hôm 9/9 ra tuyên bố cho hay, đề cập đến vụ lãnh đạo đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc.
Tuyên bố được Moskva đưa ra sau khi các ngoại trưởng nhóm G7 hôm 8/9 yêu cầu Nga nhanh chóng tìm ra và truy tố những người đứng sau “vụ đầu độc” Navalny. Các ngoại trưởng nói rằng Đức đã thông báo tóm tắt cho họ với xác nhận rằng Navalny “đã bị đầu độc”.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã đề nghị Đức cung cấp dữ liệu về quá trình kiểm tra y tế cho Navalny, trong đó có kết quả xét nghiệm sinh hóa, theo yêu cầu chính thức được Văn phòng Tổng công tố Nga đưa ra hôm 27/8. “Bất chấp những đề nghị này của chúng tôi, Berlin đã không phản ứng một cách nhanh chóng và mang tính xây dựng”, cơ quan này nói.
Video đang HOT
Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny phát biểu tại một cuộc biểu tình ở Moskva năm ngoái. Ảnh: AFP.
Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, buộc máy bay chở ông phải hạ cánh khẩn. Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia, trước khi lên máy bay.
Đức hôm 2/9 thông báo Navalny bị đầu độc bởi hợp chất Novichok, song phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi đây là tuyên bố “thiếu bằng chứng”. Các bác sĩ Nga cho biết họ không tìm thấy dấu vết nào của chất độc trong cơ thể Navalny, thêm rằng tình trạng của ông là do giảm đột ngột lượng glucose trong máu vì mất cân bằng trao đổi chất.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm 6/9 nói rằng có thể chính phủ Nga đứng sau “vụ đầu độc” Alexei Navalny và cho rằng thủ lĩnh đối lập Nga “rõ ràng” bị đầu độc bằng Novichok, loại chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô và được cho là từng được sử dụng trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018. Navalny hiện hết hôn mê và sức khỏe đang dần cải thiện.
Điện Kremlin lên án những nỗ lực nhằm đổ lỗi cho chính phủ Nga trong vụ Navalny ốm nặng là “vô lý”. Moskva nhiều lần bác mọi cáo buộc liên quan tới sự việc, khẳng định không lý do gì để đổ lỗi hay trừng phạt Nga và tỏ ý hy vọng vấn đề này không hủy hoại tới quan hệ của họ với phương Tây.
Nhóm G7 gồm các nước Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản. Nga từng là thành viên nhóm này, khi đó là G8, nhưng bị khai trừ sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Vụ Navalny nghi bị đầu độc: "Chất xúc tác" thổi bùng căng thẳng Nga - phương Tây?
Những kịch bản đối đầu giữa phương Tây và Nga đang được tính đến với các cảnh báo trừng phạt, nhưng được nhận định sẽ khó leo thang thành "ngọn lửa lớn".
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng liên quan đến vụ nhân vật chính trị đối lập Nga Alexei Navalny nghi bị đầu độc. Trong một căng thẳng mới nhất giữa Nga và các nước châu Âu liên quan đến vụ việc, Bộ Ngoại giao Anh hôm qua (7/9) đã triệu Đại sứ Nga đến để bày tỏ lo ngại về vụ ông Alexei Navalny bị nghi đầu độc.
Nhân vật chính trị đối lập Nga Alexei Navalny. Ảnh: Reuters
Ông Navalny tháng trước đã được đưa đến Đức sau khi máy bay chở nhân vật này phải hạ cánh khẩn cấp do vấn đề sức khỏe. Đức sau đó kết luận ông Navalny bị đầu độc bởi một chất độc thần kinh thuộc họ Novichok. Đây là chất kịch độc mà các nước phương Tây cho rằng chỉ có các cơ quan tình báo cấp cao của Nga mới có thể sản xuất và sở hữu.
Các nước châu Âu ngay lập tức yêu cầu Nga tiến hành điều tra vụ việc, đồng thời cân nhắc các biện pháp trừng phạt. Nga hiện vẫn tuyên bố không liên quan đến vụ việc và hối thúc các nước cần phải có đánh giá thận trọng trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và châu Âu gia tăng liên quan đến một loạt vấn đề, trong đó có cuộc khủng hoảng Belarus, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu địa chính trị về Nga Nicolai Petrov cho rằng, vụ việc mới nhất sẽ có tác động dài hạn đối với mối quan hệ giữa hai bên, đồng thời đưa ra một số kịch bản.
"Với kết luận của Đức về nhân vật đối lập này bị đầu độc và Nga phủ nhận sự liên quan cho thấy vụ việc có thể làm tình hình xấu đi trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn đã rơi xuống mức rất thấp. Có khả năng sẽ có bước đi tiếp theo như loại bỏ Nga ra khỏi một tổ chức hay nhóm chính trị nào đó, áp dụng lệnh trừng phạt nhằm vào cá nhân".
Ngay sau khi Đức tuyên bố nhân vật này bị đầu độc, có nhiều nước trong Liên minh châu Âu và cả NATO yêu cầu tiến hành điều tra cụ thể, trong đó xác định vai trò của Nga, đồng thời đề cập khả năng trừng phạt. Đức cũng đang chịu sức ép phải hủy bỏ dự án Dòng chảy phương Bắc với Nga.
Bất chấp các cảnh báo hiện nay, nhiều chuyên gia nhận định, những nước châu Âu có thể tính đến các biện pháp trừng phạt để gia tăng sức ép với Nga, nhưng sẽ khó tác động lớn đến nền kinh tế Nga. Thậm chí đối với Đức - quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ trong vấn đề này cũng khó có khả năng dừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Trong khi đó, nhiều nước thành viên EU và NATO đang đau đầu với những căng thẳng trên biển Địa Trung Hải với tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, việc thêm một điểm nóng xung đột với Nga là điều không cần thiết lúc này.
Kịch bản được tính đến nhiều nhất hiện nay đó là giống vụ đầu độc điệp viên Nga Sergei Skripal năm 2018, Đức có thể thúc đẩy Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) mở cuộc điều tra về vụ việc, nêu vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, EU và NATO. Căng thẳng nhất có thể là các nước EU sẽ áp đặt lệnh cấm vận hạn chế và trục xuất một số nhà ngoại giao của Nga./.
Liên Hợp Quốc hối thúc điều tra độc lập vụ Navalny Cao ủy Nhân quyền LHQ Bachelet kêu gọi Nga hợp tác hoặc tiến hành cuộc điều tra độc lập, khách quan về vụ Navalny "nghi bị đầu độc". "Chính quyền Nga có trách nhiệm điều tra đầy đủ ai là người đứng sau sự việc rất nghiêm trọng được thực hiện ngay trên đất Nga này", Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc...