Nga tố NATO gây căng thẳng về quân sự và chính trị tại Bắc Cực
Ông Nikolai Korchuno cho rằng, NATO đang lôi kéo các quốc gia bên ngoài tham gia các hoạt động quân sự tại Bắc Cực.
NATO đang làm gia tăng căng thẳng về quân sự và chính trị tại Bắc Cực thông qua việc khuyến khích các quốc gia bên ngoài khu vực tham gia vào các hoạt động quân sự ở đó, ông Nikolai Korchunov, Đại sứ phụ trách hợp tác quốc tế tại Bắc Cực thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Mỹ và NATO tăng cường hiện diện tại Đại Tây Dương. Ảnh: russianinsight.com
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Nikolai Korchunov nêu rõ: “Quốc tế hóa các hoạt động quân sự tại Bắc Cực, do sự đẩy mạnh hoạt động của các lực lượng NATO trong khu vực, đang trở thành xu hướng ngày càng dễ nhận thấy, gây ra căng thẳng về quân sự và chính trị”. Ông cho biết thêm: “Các quốc gia ngoài khu vực và những nước không liên quan đến khối liên minh quân sự đang bị lôi kéo vào hoạt động đáng ngờ này”.
Video đang HOT
Ông Nikolai Korchunov đề cập Chiến lược Bắc Cực của Bộ Quốc phòng Anh, phát hành năm 2018 và báo cáo của Bộ Quốc phòng Pháp, biện minh cho sự hiện diện quân sự của họ ở Bắc Cực, mới được công bố trong mùa thu năm nay.
Trước đó vào tháng 8/2018, ông Vladimir Barbin, Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao, đại diện Nga tại Hội đồng Bắc Cực đã chỉ ra việc củng cố quân sự của NATO tại Bắc Cực, dẫn chứng là cuộc tập trận Trident Juncture 18 và quyết định của NATO thành lập Bộ Chỉ huy Đại Tây Dương của NATO đặt tại thành phố Norfolk, bang Virginia của Mỹ, tiếp đến là các nỗ lực của Washington tái thiết lập Hạm đội 2, chủ yếu hoạt động ở phía bắc Đại Tây Dương./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Sputnik
Đức đóng góp thêm 33 triệu euro cho ngân sách NATO
Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách NATO của Đức sẽ tăng từ 14,8% lên 16,35%, trong khi mức đóng góp của Mỹ cho khối quân sự này sẽ giảm từ 22,1% xuống còn 16,5%.
Ảnh minh họa. (Nguồn: stripes)
Đức sẽ tăng mức đóng góp cho ngân sách của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thêm 33 triệu euro (khoảng 36 triệu USD) nhằm cân bằng với tỷ lệ đóng góp của Mỹ cho khối liên minh quân sự này.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, thỏa thuận mới về điều chỉnh mức đóng góp cho ngân sách chung vừa đạt được giữa 29 quốc gia thành viên NATO, bắt đầu từ năm 2021, cho thấy tỷ lệ đóng góp cho ngân sách NATO của Đức sẽ tăng từ 14,8% lên 16,35%, trong khi mức đóng góp của Mỹ cho khối quân sự này sẽ giảm từ 22,1% xuống còn 16,5%.
Điều này đồng nghĩa với việc mức đóng góp hằng năm của Đức cho ngân sách NATO sẽ tăng thêm khoảng 33 triệu euro, trong khi Mỹ sẽ giảm khoảng 120 triệu euro tiền đóng góp.
Trong năm 2019, Mỹ đã đóng gần 470 triệu euro cho ngân sách 2,12 tỷ euro của NATO, trong khi mức đóng góp của Đức là 313 triệu euro.
Được biết, ngân sách của NATO sẽ được sử dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cũng như tài trợ cho hoạt động của trụ sở của tổ chức này ở Brussels (Bỉ) và nhiều dự án khác.
Giới chức NATO hy vọng thỏa thuận mới này sẽ giúp giảm bớt một số cuộc tranh cãi căng thẳng xung quanh chủ đề tài chính của NATO.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn phàn nàn việc Mỹ đã chi trả nhiều hơn các chi phí hợp lý cho NATO, đồng thời hối thúc các đồng minh châu Âu phải chia sẻ gánh nặng tài chính cũng như nhanh chóng thực hiện tốt cam kết chi tiêu 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng vào năm 2024 như đã thống nhất tại Hội nghị thượng định NATO ở Xứ Wales hồi năm 2014, một mục tiêu mà Đức sẽ khó đạt được.
Tuy nhiên, hôm 27/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP vào đầu những năm 2030 theo mục tiêu mà NATO đưa ra./.
Theo Anh Đức (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Nga thêm chất xúc tác mạnh khiến Thổ rời xa NATO Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật-quân sự Liên bang Nga, Dmitry Shugaev vừa gây bất ngờ khi tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Thổ chế tạo máy bay tàng hình. Tuyên bố trên được vị giám đốc này đưa ra bên lề triển lãm Dubai Airshow 2019: "Chúng tôi có gì đó để cung cấp cho các đối tác Thổ Nhĩ...