Nga tố Mỹ vi phạm vùng cấm bay ở Syria
Nga chỉ trích Mỹ triển khai máy bay không người lái (UAV) tới khu vực cấm bay liên quan đến một cuộc tập trận không quân do Moscow thực hiện cùng lực lượng Syria.
Interfax tối 6/7 (giờ địa phương) dẫn lời phó lãnh đạo trung tâm hòa giải các bên xung đột Syria của Nga Oleg Gurinov cáo buộc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu “vi phạm có hệ thống các giao thức giảm xung đột” tại Syria khi triển khai UAV tới khu vực mà Moscow cùng Damascus tổ chức tập trận.
Hình ảnh Su-35 của Nga bị UAV Mỹ ghi lại trong quá trình hoạt động ở Syria. Ảnh: AP
“Có tới 9 vi phạm được ghi nhận trong một ngày”, ông Gurinov tuyên bố, cho biết thêm UAV của Mỹ đã xâm phạm khu vực Nga-Syria tuyên bố cấm bay ở phía Bắc Syria kể từ ngày 5/7.
Theo lời quan chức quân đội Nga, các hệ thống phòng thủ trên máy bay của nước này đã được kích hoạt tự động khi máy bay Mỹ tiếp cận, nhưng chưa rõ biện pháp được triển khai là gì.
Video đang HOT
Thông điệp của phía Nga được phát đi sau khi Bộ tư lệnh Trung tâm của quân đội Mỹ ngày 5/7 cho rằng tiêm kích Su-35S của Nga gây mất an toàn khi thả pháo sáng và bật chế độ tăng lực trước mũi UAV đang làm nhiệm vụ ở Syria.
“Các tiêm kích Nga đã quấy rối 3 UAV của Mỹ khi chúng đang làm nhiệm vụ đối phó mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng”, tuyên bố của Mỹ có đoạn. Phía Mỹ cũng đăng video cho thấy Su-35 Nga bay gần một UAV MQ-9 của Mỹ, sau đó thả pháo sáng có gắn dù.
Mỹ và Nga hồi năm 2019 thống nhất quy tắc sử dụng không phận Syria nhằm tránh các sự cố ngoài ý muốn có thể làm gia tăng căng thẳng. Hai bên đồng ý không bay qua đầu lực lượng của nhau, nhất là với máy bay mang vũ khí.
Năm 2020, Mỹ từng chỉ trích các phi công Nga thiếu chuyên nghiệp khi điều khiển tiêm kích Su-35 áp sát máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ trên Địa Trung Hải. Tuy nhiên, Moscow bác cáo buộc, khẳng định hoạt động bay của họ luôn tuân thủ các quy tắc an toàn quốc tế.
Phi công Ukraine tiết lộ tiêm kích giúp Nga chiếm ưu thế trên bầu trời
Phi công Ukraine nói rằng tiêm kích Su-35 của Nga đã giúp Moscow giành ưu thế trên không và Kiev cần máy bay chiến đấu F-16 để ứng phó.
Các phi công của Lực lượng Không quân Ukraine (UAF), sử dụng các máy bay thời Liên Xô, phải nỗ lực chiến đấu với Lực lượng Không quân Nga vượt trội hơn, trong bối cảnh các hoạt động phản công đang diễn ra. Ukraine cũng tiếp tục kêu gọi các nước đồng minh cung cấp máy bay chiến đấu F-16.
Theo Eurasiantimes, những chiếc Su-25 từ thời Liên Xô của Ukraine, được ra mắt vào những năm 1980, đang bị áp đảo bởi những tiêm kích Su-35 công nghệ tiên tiến của Nga, được trang bị radar tinh vi và tên lửa tầm xa.
Tiêm kích Su-35. Ảnh: Air Force Technology.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, phi công Oleksyi điều khiển Su-25, tiết lộ thực tế khó khăn, nói rằng: "Chúng tôi mất nhiều máy bay vì những chiếc máy bay đánh chặn này (Su-35)".
Lực lượng Không quân Ukraine đang tích cực tham gia hỗ trợ cho lực lượng mặt đất Ukraine ở tiền tuyến khi cuộc phản công đạt được một số tiến triển. Tuy nhiên, Không quân Nga đang duy trì ưu thế trên không tại chiến trường.
Trước đó, một quan chức cấp cao của Ukraine bày tỏ lo ngại về tiêm kích Su-35 của Nga, nói rằng những máy bay chiến đấu tiên tiến này đang mang lại cho Nga "sự thống trị ngày càng tăng" trên bầu trời của khu vực diễn ra xung đột ở miền Đông Ukraine.
Quan chức này cũng nói rằng các máy bay cũ từ thời Liên Xô của Ukraine thiếu khả năng cần thiết để chống lại mối đe dọa từ những chiếc Su-35 một cách hiệu quả.
Theo CNN, kho máy bay của Ukraine đã có thêm một số đợt tăng cường, với tổng cộng 45 chiếc Su-25 và MiG-29 từ NATO và các quốc gia đồng minh ở châu Âu. Tuy nhiên, dường như số lượng này chưa đủ để giải quyết những thách thức mà Không quân Ukraine đang phải đối mặt.
Thừa nhận những khó khăn này, một phi công điều khiển MiG-29 nói rằng các quốc gia phương Tây có thể hỗ trợ Ukraine đáng kể bằng cách trang bị cho nước những chiếc tiêm kích F-16, nhấn mạnh tầm quan trọng của máy bay chiến đấu tiên tiến trong việc tăng cường năng lực không quân của Ukraine.
Các phi công Ukraine bày tỏ mong muốn mạnh mẽ được vận hành các máy bay chiến đấu F-16 vượt trội về công nghệ do Mỹ sản xuất. Họ tin rằng cuộc phản công của Ukraine có thể đạt hiệu quả đáng kể nếu sử dụng tiêm kích F-16.
Mặc dù nhận được tên lửa do phương Tây cung cấp, hiệu quả của chúng vẫn chưa đạt được tối đa khi sử dụng các máy bay hiện tại. Một phi công Ukraine giải thích rằng, do hạn chế về tầm bắn và độ chính xác, Ukraine chỉ có thể sử dụng khoảng 25% khả năng của các tên lửa nhắm mục tiêu bằng radar như HARM. Ông nhấn mạnh thêm rằng các tên lửa tương tự được triển khai trên F-16 sẽ hiệu quả hơn đáng kể.
Thủ tướng Israel nêu 2 lý do không cung cấp vũ khí cho Ukraine Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này lo ngại về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine vì chúng có thể rơi vào tay Nga và sau đó là Iran. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: JP Theo tờ Pravda của Ukraine ngày 23/6, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Jerusalem Post, ông Netanyahu nói: "Tôi nghĩ Israel đang...