Nga tố Mỹ trì hoãn chấm dứt xung đột Ukraine, Hungary phản đối EU trừng phạt Moscow
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden có ‘chìa khóa’ để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Peskov cho hay, Mỹ có thể nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột nếu muốn “bằng cách ‘chỉ đạo’ chính quyền Kiev, tuy nhiên ông chủ Nhà Trắng cho tới nay vẫn chưa muốn sử dụng chiếc chiếc khóa này”.
“Thay vào đó, họ bơm thêm nhiều vũ khí vào Ukraine”, phát ngôn viên Điện Kremlin nói trong cuộc họp báo được tổ chức ở thủ đô Moscow, Nga hôm nay (27/1).
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
Theo Reuters, tuyên bố trên của ông Peskov được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền Mỹ công bố kế hoạch viện trợ 31 xe tăng M1 Abrams cho quân đội Ukraine.
Video đang HOT
Nga từng nhiều lần cáo buộc Mỹ ra mệnh lệnh cho chính quyền Ukraine, cũng như muốn kéo dài cuộc xung đột bằng việc cung cấp thêm vũ khí cho Kiev. Trong khi đó, Washington tuyên bố rằng Moscow đã khơi mào cuộc xung đột và mọi việc chỉ chấm dứt khi Nga tiến hành rút quân.
Hungary phản đối EU trừng phạt Nga
Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm nay tuyên bố, nước này sẽ phủ quyết bất kỳ lệnh trừng phạt nào mà Liên minh châu Âu (EU) tính áp lên Nga có liên quan tới vấn đề hạt nhân.
“Chúng tôi sẽ không cho phép kế hoạch đưa năng lượng hạt nhân vào danh sách trừng phạt được thực hiện. Một lệnh trừng phạt như vậy là không thể chấp nhận được, và rõ ràng phải được phủ quyết”, Reuters dẫn lời ông Orban phát biểu trên đài phát thanh quốc gia Hungary.
Theo Reuters, phát biểu trên của ông Orban có liên quan tới việc Hungary có một nhà máy điện hạt nhân do Nga xây dựng và nước này tính mở rộng việc hợp tác với Tập đoàn Rosatom của Nga.
Cụ thể, nhà máy điện hạt nhân Paks của Hungary có bốn lò phản ứng nhỏ VVER 440 do Nga xây dựng, với tổng công suất rơi vào khoảng 2.000 Megawatt. Dựa theo những điều khoản ký với Nga hồi năm 2014, chính quyền Budapest đã đặt mục tiêu mở rộng nhà máy Paks với việc thêm hai lò phản ứng VVER, do Nga sản xuất, với công suất 1,2 Gigawatt/lò.
IAEA nói có nhiều vụ nổ gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết, các thanh sát viên của tổ chức này đã ghi nhận nhiều vụ nổ lớn xảy ra ở khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia tại Ukraine.
“Vào ngày 25/1, đã có 8 vụ nổ mạnh được nghe thấy lúc 10h sáng (giờ địa phương) ở gần nhà máy điện Zaporizhzhia, khiến kính của nhiều cửa sổ bên trong nhà máy bị rung dữ dội”, thông cáo được Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi đưa ra hôm 26/1, viết.
Dù vậy, theo cố vấn Renat Karchaa của Rosenergoatom, tập đoàn vận hành các nhà máy điện hạt nhân tại Nga, thì thông cáo trên của ông Grossi “không đầy đủ”.
“Tôi chỉ có thể miêu tả thông tin trên là một sự khiêu khích. Trước khi Tổng giám đốc IAEA Grossi cung cấp thông tin như vậy, ông ấy cần kiểm tra mọi thứ và đảm bảo thông tin không dựa trên những tin đồn”, ông Karchaa hôm nay (27/1) cho hay.
Đề xuất áp giá trần với dầu của Nga sẽ được đặt lên bàn các Bộ trưởng Tài chính nhóm G7
Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ thảo luận về đề xuất của chính quyền Tổng thổng Mỹ Joe Biden về mức trần giá dầu của Nga tại cuộc họp vào ngày 2/9.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Người phát ngôn của Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, cho rằng đó là cách hiệu quả nhất để làm giảm nguồn thu của Nga và việc làm như vậy sẽ không chỉ làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ của nước này mà còn hạ nhiệt giá năng lượng toàn cầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, dù xuất khẩu dầu mỏ của Nga giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021, nguồn thu từ xuất khẩu của nước này trong tháng Bảy tăng 700 triệu USD so với tháng Sáu, nhờ giá tăng, cao hơn 40% so với mức trung bình của năm ngoái.
Lãnh đạo các nước phương Tây đã đề xuất giải quyết vấn đề thông qua việc áp trần giá dầu để hạn chế mức mà các công ty lọc dầu và các nhà giao dịch phải trả khi mua dầu thô của Nga, một động thái mà Nga tuyên bố sẽ không tuân thủ và có thể vận chuyển dầu tới các nước không thực hiện trần giá.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng cân nhắc các lựa chọn khác, trong đó có việc cấm vận chuyển dầu mỏ của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và tân Bộ trưởng Tài chính Anh Nadhim Zahawi ngày 31/8 đã thảo luận về kế hoạch áp trần giá.
Bà Yellen nói, trong thời điểm xung đột đã khiến giá năng lượng ở mức cao trên toàn cầu, trần giá là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để kiểm soát lạm phát, khi đảm bảo dòng chảy dầu mỏ vào thị trường toàn cầu ổn định ở mức giá thấp.
Trong khi đó, ông Zahawi bày tỏ tin tưởng các đồng minh phương Tây có thể thực thi trần giá để giảm nguồn thu của Nga và duy trì sự ổn định của giá dầu.
Điều gì xảy ra nếu chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ bùng nổ Các nhà quan sát nhận định chiến tranh hạt nhân là sự kiện khó có khả năng xảy ra nhưng không phải là mối đe dọa không có thật. Khó xảy ra nhưng không phải là mối đe dọa không có thật Cuộc chiến ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 7 giữa bối cảnh các chuyên gia hy vọng cuộc xung đột...