Nga tổ chức lại các quân khu kết hợp thành lập lực lượng hàng không-vũ trụ
Đến nay, 3 trong 4 quân khu của nước này cùng với không quân và lực lượng phòng không của Bộ Tư lệnh Chiến lược liên hợp thành lập năm 2010 đều đã tái tổ chức.
Sức chiến đấu của Quân đội Nga tập trung cho hướng Bắc Cực, Biển ĐenNga se triển khai máy bay ném bom chiến lược ở Crimea đối phó MỹNga tăng 50% quân số ở Tajikistan đối phó Trung Quốc ở Trung Á
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 16 tháng 8 dẫn trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh ngày 14 tháng 8 đưa tin, từ sau khi Không quân và Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sáp nhập thành lực lượng hàng không-vũ trụ mới, Nga đã đổi mới trật tự chiến đấu của hầu hết các quân khu.
Căn cứ huấn luyện mới của máy bay chiến đấu hải quân Nga đã hoàn thành (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Theo bài báo, đến nay, 3 trong 4 quân khu của nước này cùng với không quân và lực lượng phòng không của Bộ Tư lệnh Chiến lược liên hợp thành lập năm 2010 đều đã hoàn thành tái tổ chức. Cơ cấu của Hạm đội Phương Bắc cũng đã có sự thay đổi.
Nhưng, đến nay, Quân khu miền Nam bao gồm bán đảo Crimea va cảng Sevastopol chưa tiến hành tổ chức lại.
Ngày 10 tháng 8, Quân khu miền Tây tuyên bố đã tổ chức lại lực lượng phòng không và lực lượng hàng không lục quân Leningrad số 6.
Đơn vị mới đã sáp nhập lực lượng quân sự, chủ yếu gồm Bộ tư lệnh không quân số 1 và đơn vị phòng không của nó, đồng thời đã tiếp nhận tài sản hải quân và đơn vị mặt đất của một số chiến khu miền Tây.
Do thiếu tướng Alexander Duplinszki làm tổng tư lệnh, Bộ tư lệnh quân khu sẽ thiết lập ở St. Petersburg, tên gọi mà đơn vị này lựa chọn có ý nghĩa tượng trưng mạnh mẽ của Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Căn cứ huấn luyện mới của máy bay chiến đấu hải quân Nga đã hoàn thành (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Một người phát ngôn của Quân khu miền Tây cho biết, mục đích thành lập đơn vị này là để tăng cường hiệu lực chỉ huy, kiểm soát và thông tin tính năng cao, từ đó tăng cường năng lực “tác chiến liên hợp” của lực lượng đường không, phòng không, lực lượng mặt đất và hải quân.
Video đang HOT
Trang bị của đơn vị này bao gồm các may bay chiên đâu Su-34, Su-35, Su-30SM, các máy bay trực thăng Ka-52, Mi-28N, Mi-35 và Mi-8MTV5 cùng với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 va S-300.
Quân khu miền Đông
Lực lượng đường không số 11 là thành phần mới của lực lượng phòng thủ hàng không-vũ trụ của chiến khu miền Đông. Người phát ngôn của Quân khu miền Đông, thượng tá Alexander Gordeyev cho biết, cơ cấu mới “bao gồm lực lượng của Bộ tư lệnh phòng không và không quân số 3 đóng ở Viễn Đông và đông Siberia”.
Trang bị của lực lượng này bao gồm các máy bay chiến đấu va máy bay chiến đấu ném bom Su-35, Su-30SM và Su-30M2, các máy bay trực thăng Mi-8AMTSh và Ka-52 cùng với các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400, Tor-M2U cùng với các tên lửa phòng không khác.
Căn cứ huấn luyện mới của máy bay chiến đấu hải quân Nga đã hoàn thành (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Trước khi tổ chức lại, Quân khu miền Đông ngày 3 tháng 8 đã tiếp nhận một loại hệ thống quản lý và xử lý phòng không điện tử mới mang tên “Nền tảng-M”.
Ngày 4 tháng 8, Quân khu Trung tâm tuyên bố sáp nhập các đơn vị đóng ở khu vực Volga, núi Ural va Siberia – đặc biệt có một phần của Hạm đội Phương Bắc và không quân số 3 – sáp nhập thành lực lượng phòng không và đội hàng không lục quân số 14.
Trang bị của lực lượng hàng không này bao gồm các máy bay chiến đấu đánh chặn MiG-31BM và Su-24, các máy bay trực thăng Mi-8AMTSh, Mi-24 và Mi-26 cùng với hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Quân khu miền Nam
Đến nay, Quân khu miền Nam vẫn chưa có sự thay đổi về tổ chức quy mô lớn. Tiết lộ duy nhất có liên quan đến việc này là một bài báo vào ngày 11 tháng 8 của kênh tin tức quân khu này tuyên bố, Quân khu miền Nam sắp mua khoảng 50 máy bay và trực thăng loại mới nhất. Nhưng không chỉ ra cỡ loại cụ thể.
Căn cứ huấn luyện mới của máy bay chiến đấu hải quân Nga đã hoàn thành (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Không quân của Quân khu miền Nam bao gồm lực lượng phòng không và đội hàng không lục quân số 4, trong thời gian xung đột Gruzia năm 2008, nó đã được tổ chức lại với quy mô khả quan. Đơn vị này đã tiến hành huấn luyện chiến đấu không đối không rộng lớn ở miền nam nước Nga trong điều kiện khí hậu dễ chịu hơn.
Trang bị bao gồm các may bay chiên đâu Su-27SM3, Su-30SM, các máy bay tấn công Su-34 và Su-25SM cùng với các máy bay trực thăng Ka-52, Mi-8AMTSh, Mi-8MTV5 và Mi-28N.
Hạm đội Phương Bắc
Đồng thời, Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc Nga, Đô đốc Vladimir Korolev cho biết, ngoài tổ chức lại binh đoàn hàng không liên hợp, cũng đã thành lập một sư đoàn phòng không.
Ông nói: “Chúng tôi đã bắt đầu công việc thành lập lực lượng phòng không và không quân Hạm đội Phương Bắc”. Ông đã giải thích nguyên nhân mở rộng các cơ sở quân sự xoay quanh quần đảo Franz Josef Land và quần đảo Novosibirsk ở Bắc Cực.
Lực lượng được tổ chức lại sẽ bảo vệ các tài nguyên và tài sản tàu ngầm hạt nhân của nó ở Bắc Băng Dương.
Căn cứ huấn luyện mới của máy bay chiến đấu hải quân Nga đã hoàn thành (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Nga- NATO "răn đe nhau" bằng các cuộc diễn tập quân sự lớn
Ngày 16/3, hơn 45.000 binh lính Nga cùng máy bay chiến đấu và tàu ngầm của Nga bắt đầu cuộc diễn tập quân sự trên nhiều khu vực đất nước.
Cuộc diễn tập ngày 16/3 là một trong những đợt phô diễn lực lượng quân sự lớn nhất của Nga kể từ khi mối quan hệ với phương Tây rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh.
Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga Vladimir Putin ngày 16/3, chỉ thị tiến hành kiểm tra đột xuất và toàn diện khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hạm đội Phương Bắc cùng các đơn vị thuộc Lực lượng đổ bộ đường không và Quân khu miền Tây của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-25 của Nga trong một cuộc diễn tập tại khu vực Stavropol, Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, đợt kiểm tra đột xuất này nhằm đánh giá khả năng tác chiến của Hạm đội Phương Bắc trong việc đảm bảo an ninh quốc gia của Nga tại Bắc cực. Theo ông Shoigu, những thách thức và mối đe dọa mới đối với an ninh-quốc phòng Nga đòi hỏi lực lượng vũ trang Nga phải nâng cao hơn nữa khả năng tác chiến.
Ngoài ra, ông Shoigu một lần nữa nhấn mạnh đến việc thành lập các đơn vị chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích của Nga từ hướng Bắc. Lệnh của Tổng thống Putin đưa ra khi nước láng giềng Na Uy-một thành viên của NATO, bắt đầu cuộc diễn tập "Joint Viking" với sự tham dự của 5.000 binh lính tại khu vực sát biên giới với Nga.
Trong khi đó, các cuộc tập trận qui mô lớn khác của Nga cũng diễn ra trên nhiều vùng lãnh thổ Liên bang, trong đó có bán đảo Crimea. Hơn 2.000 binh sĩ và 500 đơn vị vũ khí đã được huy động vào cuộc tập trận kéo dài hơn 1 tháng. Đáng chú ý, binh sĩ và khí tài quân sự thuộc các căn cứ của Nga ở Acmenia, Abkhazia và Nam Ossetia và đặc biệt là ở bán đảo Crimea cũng tham gia vào cuộc tập trận này.
Cũng tại Biển Đen, NATO đang tiếp tục cuộc tập trận hải quân chung qui mô lớn nhất, với sự tham gia của binh lính Bungary, Rumania và Thổ Nhĩ Kì, gần bán đảo Crimea. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình cuối tuần qua, Tổng thống Nga Putin cho biết, ông từng sẵn sàng đặt lực lượng hạt nhân nước này ở trong tình trạng báo động khi lên kế hoạch sáp nhập Crimea hồi năm ngoái.
Ông Putin nói: "Chúng tôi đã sẵn sàng đặt lực lượng hạt nhân trong tình trạng chiến đấu. Tôi đã có các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo khác và khẳng định rõ rằng, Crimea là lãnh thổ lịch sử của Nga, người dân Nga sống ở đó, họ đang bị nguy hiểm và chúng tôi phải bảo vệ họ".
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh, sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. NATO đã đình chỉ các mối quan hệ với Nga, đồng thời thông báo trong năm 2015 sẽ đẩy nhanh quá trình thành lập lực lượng phản ứng nhanh, gồm 5.000 quân triển khai ở các nước đồng minh phía Đông như Ba Lan và các nước Baltic.
Bất chấp việc tình hình miền đông Ukraine có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng việc NATO triển khai quân, vũ khí rầm rộ cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới khiến Nga không thể ngồi yên.
Nga cho rằng, việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường các cuộc tập trận gần biên giới với Nga chỉ làm cho tình hình khu vực Đông - Bắc châu Âu trở nên bất ổn và gia tăng căng thẳng./.
Theo Phạm Hà/VOV- Trung tâm Tin/ tổng hợp
Trò chơi quyền lực của Nga tại Bắc Cực Sáng 12/8/2000, một ngọn lửa đã bốc lên từ tàu ngầm Kursk của Nga - niềm kiêu hãnh của Hạm đội phương Bắc - khi đang tham gia một cuộc diễn tập dưới biển Barents. Chiếc tàu ngầm này đã bị rung chuyển bởi một loạt các vụ nổ và bị chìm xuống dưới đáy biển. Hải quân Nga, với sự hợp tác...