Nga tổ chức bầu cử ở các khu vực mới sáp nhập
Nga tổ chức bầu cử địa phương ở nhiều khu vực, bao gồm các cuộc bỏ phiếu lựa chọn đại biểu cơ quan lập pháp tại các vùng mới sáp nhập là Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson.
Interfax hôm nay (8/9) cho biết, các cuộc bầu cử địa phương kéo dài 3 ngày đã bắt đầu tại nhiều khu vực của Nga cũng như ở Crimea và 4 vùng mà Moscow kiểm soát trong chiến dịch quân sự ở Ukraine rồi tuyên bố sáp nhập hồi năm ngoái là Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia, Kherson.
Nga tổ chức các cuộc bầu cử địa phương từ ngày 8 đến 10/9. Ảnh: TASS
Trong đó, cử tri sẽ đi bầu chọn trực tiếp lãnh đạo của 21 khu vực; bầu thị trưởng thủ đô Moscow, thống đốc khu vực Moscow; bầu chọn bổ sung đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện) ở 4 khu vực, gồm Cộng hòa Karachay-Cherkess thuộc Nga, vùng Krasnoyarsk, vùng Lipetsk và Crimea.
Các cuộc bầu cử đại biểu cơ quan lập pháp địa phương diễn ra ở 20 khu vực, trong đó có Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson. Đây là lần đầu tiên Nga tổ chức bầu cử đại diện cơ quan lập pháp tại 4 khu vực nêu trên kể từ khi tuyên bố sáp nhập hồi tháng 9 năm ngoái.
Theo Interfax, khoảng 67 triệu cử tri sẽ tham gia các cuộc bỏ phiếu. Tại thủ đô Moscow, cử tri có thể bỏ phiếu trực tuyến hoặc trực tiếp tùy theo mong muốn.
Video đang HOT
Giống như tình huống với Crimea năm 2014, việc Nga tuyên bố sáp nhập Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia bị Ukraine, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) phản đối gay gắt. Kiev khẳng định họ không công nhận bất cứ kết quả bầu cử nào do Nga tổ chức tại cả 4 khu vực trên.
Phần lớn cư dân hiện nay sinh sống tại 4 khu vực là người nói tiếng Nga. Sau khi Nga hoàn tất thủ tục sáp nhập, 4 vùng đều từng bước chuyển sang áp dụng luật pháp và hệ thống tài chính của Nga, hướng tới hòa nhập toàn diện về chính trị, kinh tế- xã hội giống như Crimea.
Theo RiaNovosti, sau tuyên bố sáp nhập của Nga, Donetsk và Lugansk giữ nguyên tên gọi là các nước cộng hòa nhân dân, có vị thế là chủ thể liên bang; Kherson, Zaporizhzhia giữ nguyên tên gọi, có vị thế là chủ thể liên bang. Nga hiện kiểm soát hầu hết Lugansk và phần lớn Donetsk, Kherson, Zaporizhzhia.
Ukraine nêu điều kiện đàm phán, kêu gọi Nga rút quân
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố Kiev sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán sau khi Nga rút quân.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Reuters).
"Chúng tôi có thể tham gia đàm phán với Nga sau khi họ rút quân khỏi lãnh thổ của chúng tôi, nhưng không phải (đàm phán) với (Tổng thống Nga Vladimir) Putin", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Italy hôm 10/8.
"Mục tiêu trên có thể đạt được thông qua sự kết hợp giữa chiến tranh và ngoại giao. Các tướng lĩnh của chúng tôi đang giải quyết vấn đề đầu tiên. Nhiệm vụ của họ là hối thúc Nga rút quân và thuyết phục Nga rằng đối thoại tốt hơn xung đột", ông Kuleba nói thêm.
Nhà ngoại giao Ukraine nói thêm rằng, các cuộc đàm phán với Tổng thống Putin không thể diễn ra vì nhà lãnh đạo Nga đã mắc nhiều sai lầm.
"Có nhiều cách ngoại giao khác để tiến hành công việc một cách gián tiếp. Nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi sẽ không bao giờ thấy (Tổng thống) Putin và (Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelensky ngồi cùng bàn đàm phán", Ngoại trưởng Ukraine nói.
Tổng thống Zelensky năm ngoái đã ký sắc lệnh tuyên bố triển vọng đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin là "không thể". Sắc lệnh được đưa ra trong bối cảnh Nga tiến hành sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Bình luận của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine được đưa ra sau khi cuộc đàm phán về Ukraine đã được tổ chức tại thành phố Jeddah, Ả Rập Xê Út vào ngày 5/8 và 6/8.
Sau hội nghị ở Ả Rập Xê Út, Andrii Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, nói rằng Ukraine đã lên kế hoạch tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh về công thức hòa bình do Tổng thống Zelensky đưa ra, một trong số đó sẽ có sự tham gia của Nga.
Một số thông tin cho rằng tại Ả Rập Xê Út, các bên đã nhất trí rằng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như tính ưu việt của hiến chương Liên hợp quốc, phải là cơ sở của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Những điểm chính trong kế hoạch hòa bình của ông Zelensky là khôi phục toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Ukraine, Nga phải rút hết quân, đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực và an toàn hạt nhân.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, bằng cách thúc đẩy công thức hòa bình của Tổng thống Zelensky, Kiev và phương Tây đang cố gắng hạ thấp các sáng kiến hòa bình khác và độc quyền đề xuất sáng kiến của Ukraine ngay từ đầu.
Bà Zakharova tuyên bố, hòa bình bền vững ở Ukraine chỉ có thể đạt được nếu "chính quyền Kiev ngừng các hành động thù địch và tấn công khủng bố", trong khi các nước phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Bà Zakharova nói thêm rằng, Kiev cũng cần cam kết duy trì một quốc gia trung lập, từ chối lấy lại tình trạng hạt nhân của nước này, đồng thời công nhận "thực tế lãnh thổ mới", đề cập đến 4 khu vực tại Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại rằng, Moscow hoan nghênh bất kỳ giải pháp ngoại giao nào, đồng thời sẵn sàng đáp ứng "các đề xuất thực sự nghiêm túc". Tuy nhiên, bà Zakharova cũng khẳng định, nếu "không có sự tham gia của Nga và không tính đến lợi ích của Nga, không cuộc đàm phán nào về cuộc khủng hoảng Ukraine có giá trị".
Điện Kremlin nói gì về quyết định của ICC liên quan đến Tổng thống Putin? Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và coi các phán quyết của cơ quan này là vô hiệu, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, sau quyết định của cơ quan này nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS "Chúng tôi coi việc này...