Nga tính đến việc triển khai tên lửa ở vùng lãnh thổ “trong lòng NATO”
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov ngày 18/7 nhấn mạnh Moscow không loại trừ việc triển khai mới các tên lửa hạt nhân nhằm đáp trả kế hoạch triển khai vũ khí thông thường tầm xa của Mỹ ở Đức.
Ảnh minh họa, nguồn Bộ Quốc phòng Nga.
Hãng tin Interfax dẫn lời ông Ryabkov nói rằng việc phòng thủ khu vực Kaliningrad của Nga, nằm giữa các thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania, là một trọng tâm đặc biệt.
“Tôi không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào”, ông Ryabkov nói với các phóng viên ở Moscow khi được yêu cầu bình luận về kế hoạch triển khai của Mỹ, theo Interfax.
Tuần trước, Mỹ công bố rằng họ sẽ bắt đầu triển khai các loại vũ khí bao gồm SM-6, Tomahawk và các tên lửa siêu thanh mới ở Đức từ năm 2026 để thể hiện cam kết của mình với NATO và phòng thủ châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng trước cho biết Moscow sẽ tiếp tục sản xuất tên lửa đất liền tầm ngắn và tầm trung, quyết định nơi đặt chúng nếu cần. Hầu hết các hệ thống tên lửa của Nga đều có khả năng lắp đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Interfax dẫn lời ông Ryabkov nói thêm rằng Nga sẽ chọn trong số nhiều phương án nhất có thể để tìm ra phản ứng hiệu quả trước động thái của Mỹ.
Video đang HOT
Ông cho biết Kaliningrad, vùng cực Tây của Nga bị tách biệt khỏi phần đất liền còn lại của đất nước, “từ lâu đã thu hút sự chú ý không lành mạnh của các đối thủ”.
“Kaliningrad không phải là ngoại lệ khi chúng tôi quyết tâm 100% làm mọi thứ cần thiết để đẩy lùi những kẻ có thể ấp ủ kế hoạch hung hãn và những kẻ cố gắng khiêu khích chúng tôi thực hiện những bước đi gây ra nhiều phức tạp hơn”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói.
Các tên lửa mà Nga và Mỹ đang dự tính triển khai là vũ khí tầm trung đặt trên mặt đất đã bị cấm theo hiệp ước Mỹ-Liên Xô năm 1987. Mỹ đã rút khỏi hiệp ước vào năm 2019, cáo buộc Nga vi phạm nhưng Moscow phủ nhận.
Việc Nga triển khai tên lửa, có thể mang đầu đạn hạt nhân, ở Kaliningrad sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới phương Tây vì thành phố này nằm gần các nước NATO, theo một số nhà phân tích.
Tuy nhiên, Andrey Baklitskiy, một chuyên gia về kiểm soát vũ khí của Viện Nghiên cứu Giải trừ Vũ khí của Liên hợp quốc, cho biết các bệ phóng tên lửa của Nga ở Kaliningrad có thể sẽ bị tình báo và giám sát của NATO nhìn thấy một cách dễ dàng, vì vậy việc triển khai như vậy sẽ giống như động thái mang tính tượng trưng.
Theo chuyên gia này, Nga cũng có thể triển khai tên lửa ở khu vực Moscow hoặc Saint Petersburg, hoặc tại Chukotka ở vùng Viễn Đông, từ đó chúng có thể nhắm tới Alaska hoặc thậm chí California của Mỹ.
Nga cảnh báo đáp trả việc Mỹ đưa tên lửa tới Đức
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Moskva không loại trừ khả năng triển khai tên lửa hạt nhân để đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tầm xa tại Đức.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
"Tôi không loại trừ bất kỳ phương án nào", hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Ryabkov khi được hỏi liệu Nga có khả năng triển khai tên lửa hạt nhân để đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tại Đức hay không.
"Nếu các quan chức thuộc Chính phủ liên bang Đức tin rằng việc tiến hành các hoạt động gây hấn này là hợp lý, với những gì chúng tôi có trong khu vực (khu vực Kaliningrad cực tây của Nga - TASS), chúng tôi sẽ đáp trả bằng các biện pháp trả đũa mà chúng tôi cho là phù hợp", nhà ngoại giao cấp cao nhấn mạnh.
Theo ông Ryabkov, xét đến năng lực tổng hợp của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga cần điều chỉnh phản ứng của mình mà không cảm thấy bất kỳ "ràng buộc nội bộ" nào về việc triển khai những gì, ở đâu và khi nào. Tuy nhiên, có rất nhiều lựa chọn. Không phải là đe dọa bất kỳ quốc gia nào, mà là tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để đối phó với những thách thức đang thay đổi, đặc biệt là về mặt chi phí.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói thêm rằng không có điều gì được xác định trước, và không thể xác định trước những căng thẳng tiếp theo.
"Thật không may, vào thời điểm này, phương Tây đang đi theo con đường leo thang, tìm kiếm những lý do xa vời để cáo buộc chúng tôi xâm phạm an ninh của họ. Điều này thật đáng chê trách, nhưng sẽ không ngăn cản chúng tôi hành động để đảm bảo an ninh dọc toàn bộ biên giới Nga, chắc chắn bao gồm cả khu vực hoạt động quân sự đặc biệt", ông Ryabkov nói.
Trước đó, trong một tuyên bố chung vào ngày 10/7, Washington và Berlin cho biết Mỹ sẽ bắt đầu triển khai từng đợt hỏa lực tầm xa của Lực lượng đặc nhiệm đa lĩnh vực ở Đức vào năm 2026.
Các hệ thống vũ khí được triển khai tới Đức sẽ bao gồm tên lửa phòng không SM-6, có tầm bắn lên tới 460 km và tên lửa hành trình Tomahawk, được cho là có thể tấn công các mục tiêu ở cách xa hơn 2.500 km.
Nhà Trắng cho biết "vũ khí siêu vượt âm đang phát triển" cũng sẽ được đặt ở Đức và sẽ có "tầm bắn xa hơn đáng kể so với các vũ khí trên đất liền hiện nay ở châu Âu".
Sau đó, phát biểu với đài truyền hình Deutschlandfunk, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết việc tiếp nhận các tên lửa tầm xa từ Mỹ sẽ cho phép Berlin có cơ hội phát triển các loại vũ khí tương tự. Ông lập luận rằng điều này sẽ giúp che đậy "lỗ hổng nghiêm trọng" trong phòng thủ của đất nước.
Việc triển khai những loại vũ khí này trước đây đã bị cấm theo hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh, nhưng Washington đã rút khỏi thỏa thuận mang tính bước ngoặt này vào năm 2019. Giải thích quyết định rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng Nga đã vi phạm thỏa thuận với tên lửa hành trình của mình. Moskva phủ nhận những cáo buộc trên. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng việc hủy bỏ hiệp định sẽ "gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất".
Về phần mình, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ INF vài năm sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước. Trong khi đó, Điện Kremlin hồi đầu tháng đã tuyên bố rằng ngành công nghiệp quốc phòng nước này sẽ tiếp tục phát triển các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tầm trung và tầm ngắn.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo rằng kế hoạch của Washington và Berlin chỉ làm tăng khả năng xảy ra một cuộc chạy đua tên lửa và có thể dẫn đến leo thang không kiểm soát.
Nghi vấn quân đội Nga làm nhiễu GPS ở Ba Lan và khu vực Baltic Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW, trụ sở tại Mỹ) cho biết hiện tượng nhiễu tín hiệu GPS mới đây tại Ba Lan và khu vực Baltic làm dấy lên đồn đoán về hoạt động của lực lượng tác chiến điện tử Nga gần đó. Theo báo cáo ngày 18.1 của ISW, Đài phát thanh Radio Zet tại Ba Lan đã trích dẫn...