Nga tính bỏ “giờ mùa Hè vĩnh viễn”
Các nghị sĩ Nga đang lên một dự thảo kiến nghị hủy bỏ quy định “giờ mùa Hè vĩnh viễn” được ông Medvedev ban hành hồi năm ngoái khi ông còn ở cương vị tổng thống.
Năm 2011, Tổng thống khi đó Dmitry Medvedev đã ban hành quyết định về việc bãi bỏ giờ mùa đông ở Nga và thực hiện “giờ mùa Hè” vĩnh viễn. Ông Medvedev cho rằng việc điều chỉnh đồng hồ hai lần hàng năm mặc dù có lợi về mặt kinh tế, nhưng lại ảnh hưởng đến sinh lý và gây hại cho sức khỏe của người dân. Đồng thời, ông Medvedev cũng quyết định cắt giảm hệ thống múi giờ từ 11 xuống còn 9 múi giờ nhằm điều hành kinh tế hiệu quả và thuận lợi hơn.
Nga sẽ trở lại hệ thống 11 múi giờ và điều chỉnh giờ vào mùa Đông như cũ?
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau hơn một năm áp dụng, nhiều người Nga phàn nàn họ thậm chí còn được hưởng ít ánh sáng ban ngày hơn và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do luôn thức dậy trong… bóng đêm. Sau khi thực hiện quyết định của cựu tổng thống Medvedev năm ngoái, Nga gần như là nước duy nhất ở Bắc Âu không điều chỉnh giờ muộn lại một tiếng vào mùa Đông.
Hiện có nhiều ý kiến đề xuất thay đổi quyết định này và một dự luật mới đang được Hạ viện Nga soạn thảo.
Người đứng đầu Ủy ban y tế của Hạ viện Nga, Sergei Kalashnikov cho biết đang thúc đẩy một dự thảo nhằm khôi phục lại hệ thống 11 múi giờ và điều chỉnh giờ muộn lên vào mùa Đông. Ông này cho biết, dự thảo có thể được chấp thuận để việc điều chỉnh thực hiện ngay trong mùa Thu này.
Phó chủ tịch Ủy ban Y tế của Hạ viện Nga Oleg Kulikov cũng cho rằng, việc thay đổi giờ có thể giúp phần lớn các vùng ở Nga đón ngày mới với ánh sáng mặt trời. “Việc điều chỉnh giờ mùa Đông là thuận tiện và giúp người dân thức dậy dễ dàng hơn”, ông Kulikov phát biểu trên Ria Novosti.
Theo Dantri
Dòng người tị nạn Syria bắt đầu tràn qua châu Âu
Khi nội chiến Syria ngày một dữ dội hơn, ngày càng nhiều người Syria bắt đầu chạy trốn đến các nước xa hơn ở Bắc Âu.
Khi số người tị nạn Syria chạy trốn sang Jordan, Iraq, Lenbanon và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 200.000 người, những lời kêu gọi châu Âu phải có hành động để ứng phó với làn sóng khủng hoảng cũng ngày một nhiều hơn.
Theo hãng tin Reuters, dòng người tị nạn Syria bắt đầu tràn đến biên giới các nước Liên minh châu Âu (EU), chủ yếu là Hy Lạp, với hy vọng sẽ tìm kiếm được chỗ trú ẩn an toàn tại các quốc gia Bắc Âu.
Điển hình là Thụy Điển, quốc gia cách biên giới châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ 2,500 km. Theo chính phủ Thụy Điển, ước tính sẽ có khoảng 17.000 người tị nạn Syria vượt qua biên giới nước này trong năm nay và năm tiếp theo. Tính đến nửa đầu năm nay, số người Syria tới Thụy Điển mới chỉ bằng 1/10 con số dự báo trên, song đã tăng đáng kể so với năm 2011. Điều này phản ánh thực tế ngày càng nhiều người tị nạn Syria bắt đầu tìm cách trốn chạy sang châu Âu.
Theo tính toán của Liên Hợp Quốc, hiện tại ở Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 75.000 người tị nạn, song con số này có thể lên tới 200.000 người. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những người tị nạn này có thể sẽ không chỉ dừng chân tại Thổ Nhĩ Kỳ mà sẽ tiếp tục tiến xa hơn tới Bắc Âu.
Liên Hợp Quốc cho biết mặc dù các quốc gia đều thông báo rõ ràng về số lượng người tị nạn Syria, song vẫn có rất nhiều người đang vượt biên giới trái phép vào châu Âu. Chính vì vậy, những dữ liệu thống kê từ 27 quốc gia thuộc EU vẫn chưa đủ sức hé lộ bức tranh toàn cảnh về tình hình tị nạn của Syria trên toàn châu lục, Liên Hợp Quốc cho biết.
Tuy nhiên, căn cứ theo báo cáo từ các nước thuộc Bắc Âu, có thể thế dòng người tị nạn Syria đang ngày một tăng cao, điển hình là Đức và Anh. Chỉ trong 7 tháng đầu năm nay, số người Syria xin đăng ký tị nạn tại Đức đã là 2.246 người, bằng với cả năm 2011. Trong khi đó Anh và một số quốc gia khác cũng cho biết số người tị nạn Syria đang tăng cao đột biến, cơ quan thống kê châu Âu Eurostat cho biết. Tính từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, số người Syria xin đăng ký tị nạn tới EU đã lên đến hơn 12.000 người.
Do lo sợ dòng người tị nạn bất hợp pháp có thể tràn qua biên giới, các quốc gia cửa ngõ châu Âu như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng cường tuần tra biên giới. Theo cơ quan kiểm soát biên giới EU Frontex, trong 6 tháng đầu năm nay, số người Syria muốn trốn qua biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 12 lần.
Các chuyên gia về di cư và tị nạn đang kêu gọi Liên minh châu Âu nên tìm cách giải quyết làn sóng tị nạn và thực hiện các chính sách giúp người Syria tị nạn dễ dàng hơn.
Theo giám đốc Trung tâm chính sách di cư tại Florence, ông Philippe Fargues, các nước châu Âu nên mở cửa biên giới và mọi người dân tới từ Syria đều tính là người tị nạn, thay vì bắt họ phải chứng minh họ là người tị nạn.
"Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn bên ngoài biên giới châu Âu, và điều đó nên chấm dứt", ông nói.
Ông Fargues cho biết các cơ quan châu Âu và các chính phủ EU đang làm nhiều hơn để phối hợp các chính sách của mình nhằm giúp người tị nạn Syria dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nơi tị nạn, đồng thời giúp các nước láng giềng Syria cũng như các nước thuộc EU đối phó với số người tị nạn ngày một tăng cao.
Theo TTVN
Na Uy đặt mua 2 máy bay F-35 đầu tiên Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ chính phủ Na Uy đăng tải hôm 15/6, quốc gia Bắc Âu này và Mỹ đã ký thỏa thuận mua 2 chiến đấu cơ F-35 Lightning II đầu tiên. Các chiến đấu cơ F-35 nói trên nằm trong kế hoạch mua 52 chiến đấu cơ loại này trị giá 10 tỉ USD của quân đội...