Nga tìm vàng dưới đáy đại dương
Phát biểu trên đài “Tiếng nói nước Nga” về việc hoàn thành giai đoạn đầu cuộc thăm dò các mỏ quặng ở đáy biển Đại Tây Dương, ông Vladimir Kryukov, Giám đốc Khảo sát địa chất biển vùng Cực khẳng định: Nga sẽ đạt tới quyền ưu tiên tại những mỏ khoáng sản đã được khảo sát ở Đại Tây Dương.
Con tàu khoa học “Giáo sư Logachev” của Nga đang tiến hành thăm dò các mỏ đồng, kẽm, vàng và bạc ở khu vực phía bắc vĩ độ 13 trên dải ngầm Trung – Đại Tây Dương. Đây là vùng mỏ quặng rất dồi dào. Trong vòng 5 – 7 năm qua, các chuyên viên địa chất hải dương Nga đã tìm thấy khá nhiều điểm tương tự trong Đại Tây Dương. Kết quả là, vốn được ưu tiên nhờ khám phá ra mỏ quặng, Nga sẽ thông qua Liên hợp quốc (LHQ) để đăng ký quyền pháp lý của mình về khai thác vận hành những khu mỏ quí báu này. Ông Vladimir Kryukov cho biết, cuối năm 2010, Nga đã chính thức nộp đơn cho Ủy ban đáy biển thuộc LHQ đăng ký nhận quyền thăm dò và khảo sát mỏ quặng sulphide.
Con tàu khoa học “Giáo sư Logachev” đang thực hiện nhiệm vụ thăm dò ở Trung – Đại Tây Dương. Ảnh: Internet
Dưới đáy Đại Tây Dương, ở độ sâu khoảng 4 km, các chuyên gia Nga đã khai mở một số điểm chứa nhiều dầu mỏ. Dự báo trữ lượng hơn 13 triệu tấn kim loại quý hiếm. Ông Vladimir Kryukov nhận xét, nhiều quốc gia khác cũng quan tâm tổ chức những cuộc thám hiểm địa chất dưới nước, như Trung Quốc, Pháp, Đức và Anh. Nga đã sở hữu một khu vực có mỏ mangan ở Thái Bình Dương và tại đó đang tiến hành các công tác khảo sát – thăm dò.
Việc nghiên cứu đáy đại dương của thế giới mang tính địa chính trị, bởi thế cần có qui định chung được đồng thuận về quy tắc ứng xử trên biển. Lập trường của Nga về phát triển hợp tác trong lĩnh vực hoạt động của “nhóm 5 vùng Cực” tại vùng biển này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov nói rõ: “Bất kỳ vấn đề nào trong khu vực cũng có thể giải quyết được bằng con đường hòa bình. Nhóm 5 ở Bắc Cực (Nga, Mỹ, NATO, Na Uy, Đan Mạch) đủ sức đảm bảo mức độ tự do bất kỳ về di chuyển và an ninh cho lưu thông tàu bè trong vùng”.
Video đang HOT
Theo Báo Tin Tức
Đầu năm, đi tìm vàng lấy may trên đỉnh Khe Bu
Dọc khe Huỗi Nguyên và trên đỉnh Khe Bu, người dân đổ xô đi đào bới. Tại đây, hình ảnh từ người già, trẻ con, giáo viên và ngay cả trưởng bản cũng có mặt để khai thác vàng.
Quay trở lại đỉnh Khe Bu, những hình ảnh đập vào mắt là "đại công trường' vàng nhộn nhịp suốt ngày. Trên các dòng suối hay đỉnh núi, đám người đãi vàng chia từng tốp tay trần cầm xẻng, cuốc đào bới, tiếng máy ầm ầm vang dội khắp khu rừng. Những tác đất đá bị bóc dần đến đâu, đám phu vàng cứ dùng tay vốc lớp đất đá rồi đem đào đãi.
Giữa cái rét như cắt da khứa thịt ở vùng núi rẻo cao phía Tây Nghệ an cũng không thể ngăn cản được dân bản đi tìm vận may trong ngày đầu xuân.
Từ người lớn cho đến trẻ con đều đổ xô ra các bãi vàng khai thác, đám trẻ con cũng theo cha mẹ ra bãi vàng, cũng tập tành dùng cuốc đào xới.
Cụ Thái Văn Hà, một người tham gia đào đãi vàng cho hay: "Dù cả nhà căng sức đào đãi vàng từ sáng đến tối, dù tay có chai sần nhưng may mắn lắm mới có đủ được bữa cơm. Thấy dân bản không có nghề nghiệp đổ xô đi đào vàng nên cả gia đình cũng đi theo tìm vận may thôi".
Có một thực tế là nhiều bản tại khu vực địa bàn xã Yên Hòa, Yên Na...của huyện Tương Dương, hầu hết người dân sau vụ mùa đều nhàn rỗi nên thường rủ nhau xuống suối, leo núi khai thác vàng. Nhưng, hầu hết số người dân khai thác được bằng thủ công trúng vố chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông Kha Văn Việt- Trưởng bản Ngọn- xã Yên Hòa nói rằng, ông từng chứng kiến cảnh tượng dân sắm máy móc, đổ xô đi khai thác vàng rầm rộ sau sự kiện anh Lô Văn Ối nhặt được 2,1 kg vàng ròng và một vài người khác đào được từng thỏi cục vàng nặng 1,1 kg. Nhưng từ sau các sự kiện đó tuyệt nhiên không còn xuất hiện thêm thông tin nào về người dân trúng vàng nữa. Giờ, nhiều người cũng nản nên lại quay về cảnh lên rừng làm rẫy.
Những vách đá dù cứng đến đâu cũng bị người dân khoét sâu
Chỉ bằn đồ nghề thô sơ, nhiều vách đá nhanh chóng lộ thiên dưới sức người
Mồ hôi nhễ nhại....
Thậm chí chân tay tưa tứa máu nhưng vẫn không làm nhụt chí những người đi tìm vận may.
Đất, đá sau khi khoét từ vách núi được bỏ vào cơi (vật dụng để đãi vàng) đem ra suối đãi...
Trong số đám đất, đá đó hầu như không có vàng bám vào
Nhưng với hy vọng mỏng manh, đôi bàn tay của người dân này thoăn thoắt sàng lọc
Dòng suối cuộn đỏ ngầu vì "giấc mơ vàng"
Mặc cho giá rét, người đàn bà này đôi bàn tay thêm chai sạn nhưng vẫn cố gắng mong một ngày được đổi đời.
Chênh vênh đứng giữa những lỏm đất..
Và không biết nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Đã có nhiều vụ tai nạn vì khai thác vàng nhưng vẫn không cảnh tỉnh được người dân.
Ở đây, chúng tôi rất dễ bắt gặp hình ảnh những trẻ con theo bố mẹ ra bãi khai thác vàng tập đào xới .
Trên công trường vàng này, nhan nhãn máy móc, vòi rồng hút nước, các bãi đá chất đống sau những cuộc khai thác vàng
Dù chính quyền địa phương liên tục truy quét nhưng các bãi vàng trái phép vẫn liên tục mọc lên, hoạt động suốt ngày đêm.
Với nhiều người dân bản, sau mùa vụ công việc nhàn rỗi nên thường đi khai thác vàng
Dòng sông Huỗi Nguyên nham nhỡ như một bãi chiến trường
Và đục ngầu lên bởi khát vọng đi tìm vận may của dân bản
Trên các đỉnh núi, những phụ nữ dù đang mang bầu, hay ốm đau cũng bất chấp theo chân chồng khai thác vàng
Đôi chân trần trong giá rét...
Không ngăn nổi "giấc mơ con"
Ngay như cụ bà này, dù tóc đã bạc....
Răng long, bàn tay sần sùi, chai sạn...
Nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt dùng xẻng khoét sâu vào vách đất
Với cụ, dù sức khỏe đã ở bên kia sườn dốc nhưng cụ vẫn hăng say đi tìm vận may cho mình
Công việc của cụ bà được bắt đầu từ 7h sáng cho đến 5h chiều. Trong mỗi lần đi, bà cụ đều chuẩn bị sẵn thức ăn mang theo.
Thế nhưng, cụ cũng như nhiều người dân bản khác vẫn chưa thể tìm được kho báu như trong truyền thuyết vẫn lưu truyền lại.
Bố mẹ đi đào vàng, những đứa trẻ mình trần ở nhà tự nghịch nhợm với nhau
Có khi ăn qua loa hoặc nhịn đói vì bố mẹ chúng mãi miết đi đào vàng
Giang uyên- Vĩnh Hồ
Theo Bưu Điện Việt Nam