Nga tìm ra phương án có thể đánh chặn hệ thống HIMARS của Mỹ
Giám đốc phụ trách vũ khí thông thường, đạn dược và hóa chất đặc biệt của nhà thầu quốc phòng Nga – Rostec cho biết, sau khi được nâng cấp, hệ thống phòng không Pantsir có thể đánh chặn các tên lửa từ hệ thống hỏa lực HIMARS của Mỹ được cung cấp cho Ukraine.
Ngày 13/7 Giám đốc phụ trách vũ khí thông thường, đạn dược và hóa chất đặc biệt của Rostec – Bekhkhan Ozdoyev khẳng định rằng, hệ thống phòng không Pantsir đã được nâng cấp của Nga có khả năng đánh chặn 100% các tên lửa từ hệ thống hỏa lực HIMARS của Mỹ.
Ông Ozdoyev nói: “Các hệ thống Pantsir được nâng cấp đã được chứng minh là hiệu quả trong các chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phiên bản mới của Pantsir có khả năng đánh chặn 100% tên lửa HIMARS của Mỹ trong nhiều tình huống khác nhau.
Hệ thống phòng không Pantsir-S.
Các loại vũ khí đều được cải tiến và hiện đại hóa sau khi được triển khai trong thực chiến. Đây là quá trình diễn ra liên tục. Đơn cử như việc sau khi đối phương sử dụng hệ thống HIMARS, các chuyên gia đằng sau Pantsir đã cải tiến vũ khí để đánh chặn các tên lửa này.
Video đang HOT
Chúng tôi có thể thấy trường hợp khi các cuộc tấn công sử dụng HIMARS của Ukraine đã bị đánh chặn. Đã có trường hợp khi tất cả 12 tên lửa được phóng từ hệ thống HIMARS đều bị bắn hạ”.
Pantsir là một trong những hệ thống phòng không chủ lực của Nga được sử dụng trong xung đột với Ukraine. Hệ thống này đã phát hiện và bắn hạ nhiều mục tiêu của Ukraine.
Hệ thống phòng không Pantsir cho phép người điều khiển phát hiện và tiêu diệt các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, tên lửa phóng loạt và cả máy bay không người lái thám và máy bay không người lái tự hủy.
Hệ thống pháo, tên lửa đất đối không Pantsir được thiết kế để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và các khu vực khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và vũ khí chính xác từ phía đối phương. Đồng thời, tăng cường khả năng phòng không và chống lại các cuộc không kích quy mô lớn.
Hiện nay, Quân đội Nga đang sử dụng biến thể Pantsir-S với hệ thống theo dõi đa kênh. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu bay với tốc độ lên đến 1.000m/s ở khoảng cách từ 200m-20km.
Bên cạnh đó, Quan đội Nga cũng đang áp dụng công nghệ tác chiến điện tử để đối phó với hệ thống hỏa lực HIMARS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Cộng hoà tự xưng Lugansk lần đầu bị Ukraine tấn công bằng tên lửa HIMARS
Giới chức nước Cộng hoà Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng cho biết quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa phóng loạt М142 HIMARS do Mỹ cung cấp ở chiến trường Donbass.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) tại Triển lãm quốc phòng thế giới ở Saudi Arabia hồi tháng 3. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), trên kênh Telegram, đại diện của LPR tại Trung tâm Kiểm soát và Điều phối chung về ngừng bắn và ổn định đường phân giới (JCCC) đã đăng một thông báo cho biết, giới chức đã phát hiện các cuộc pháo kích, được tiến hành bởi hệ thống tên lửa М142 HIMARS, từ vị trí của các lực lượng vũ trang Ukraine lúc 7h20 sáng ngày 28/6 (theo giờ địa phương).
Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương Lugansk thông báo các hệ thống tên lửa do Mỹ chuyển giao đã được sử dụng trên chiến trường.
Trước đó, hôm 25/6, Tổng tham mưu trưởng Ukraine, ông Valery Zaluzhny, cho biết trên Facebook rằng nhiều bệ phóng tên lửa M142 HIMARS đang hoạt động vì lợi ích của quốc phòng Ukraine. Ông nhấn mạnh quân đội Ukraine đã "tấn công một cách cẩn trọng vào các mục tiêu nhất định - các mục tiêu quân sự của đối phương trên lãnh thổ Ukraine của chúng tôi".
Ông Zaluzhny cũng đã đăng một video kéo dài 2 phút cho thấy các lực lượng Kiev vận hành hệ thống tên lửa tầm xa này.
Vào hôm 23/6 tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Aleksey Reznikov cũng xác nhận một số đơn vị Hệ thống tên lửa cơ động cao M142 đã xuất hiện ở Ukraine. Trong một bài đăng trên Twitter, ông đã bày tỏ lòng biết ơn đến "đồng nghiệp và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III vì hệ thống uy lực này."
Cùng ngày, quyền Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Todd Breassealetiết lộ rằng Washington sẽ gửi cho Kiev thêm 4 hệ thống HIMARS, ngoài 4 hệ thống đã được chuyển giao trước đó. Ngoài ra, Anh cũng đang vận chuyển 3 hệ thống rocket phóng loạt tầm xa MLRS M270 cho Ukraine, trong khi Đức đã cam kết viện trợ cho Kiev 3 hệ thống khác.
Tuy nhiên, giới chức Ukraine cho biết họ cần nhiều vũ khí hơn nữa để đạt được sức mạnh ngang bằng với lực lượng của Nga.
Đầu tháng 6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch chuyển giao 4 hệ thống HIMARS cho Ukraine. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Nhà Trắng ban đầu lo ngại lực lượng Kiev có thể tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga với sự hỗ trợ của các hệ thống tầm xa này, điều này có thể làm leo thang căng thẳng và gây xung đột trực tiếp với Moskva.
Cùng với HIMARS, Mỹ cho biết họ sẽ cung cấp hệ thống tên lửa dẫn đường GMLRS, có tầm bắn tới 32-60 km cho Ukraine. HIMARS cũng có thể phóng tên lửa dẫn đường với tầm bắn lên tới 300 km, nhưng Mỹ vẫn chưa cung cấp cho Ukraine các loại đạn này.
Sau thông báo trên, Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định: "Ukraine đã đảm bảo với chúng tôi rằng họ sẽ không sử dụng các hệ thống này để đối phó với các mục tiêu trên lãnh thổ Nga". Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao của Ukraine nói rằng Kiev có quyền sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp nhắm vào các mục tiêu ở Crimea, vùng lãnh thổ mà cả Ukraine và Nga đều coi là thuộc về mình. Bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý gây nhiều tranh cãi vào năm 2014.
Ukraine chế 'tên lửa nhân dân' tầm bắn gấp đôi HIMARS để lừa phòng không Nga Các kỹ sư Ukraine đã giới thiệu loại "tên lửa nhân dân" có thể chế ngay trong sân nhà, với tầm bắn gần gấp đôi tên lửa HIMARS, để "đánh lừa" những tên lửa phòng không đắt tiền của Nga. Các kỹ sư Ukraine tin tưởng người dân có thể tự chế tên lửa này tại nhà. Ảnh: Telegraph Tên lửa sử dụng...