Nga tìm đến thị trường mới nào cho dầu khí xuất khẩu thay cho châu Âu
Những tháng ngày châu Âu giữ vai trò “khách hàng ruột” mua năng lượng của Nga có thể sắp qua đi.
Các chuyên gia đánh giá Nga cần tìm thị trường mới cho nguồn khí đốt và dầu mỏ của nước này. Tuy nhiên, các lựa chọn dường như khá hạn chế.
Ấn Độ là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba thế giới. Ảnh: DW
Kênh DW (Đức) cho biết Nga là nhà xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất cho thị trường châu Âu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, có đến 45% ngân sách liên bang của Nga năm 2021 bắt nguồn từ doanh thu dầu mỏ và khí đốt.
Từ lâu, Liên minh châu Âu (EU) đã là khách hàng hàng đầu về dầu mỏ và khí đốt Nga. Trong tài khóa kết thúc vào tháng 10/2021, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết có đến 49% xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Nga “cập bến” các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở châu Âu.
Diễn biến liên quan đến xung đột Nga-Ukraine trong thời gian gần đây khiến EU đẩy mạnh kế hoạch “xa rời” nhiên liệu hóa thạch của Nga. Nếu kế hoạch “độc lập” khỏi nhiên liệu hóa thạch Nga trước năm 2030 của Ủy ban châu Âu được hiện thực hóa, Nga cần tìm khách hàng mới.
Nhiều khả năng Moskva sẽ tập trung đẩy mạnh doanh số đến các khách hàng chưa hề áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga như Trung Quốc hay Ấn Độ. Trong năm 2021, có đến 38% dầu mỏ Nga xuất khẩu được bán đến các quốc gia ở châu Á và khu vực châu Đại Dương.
Video đang HOT
Nga hiện là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Trung Quốc, chỉ đứng sau Saudi Arabia. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mục tiêu hàng đầu của Điện Kremlin trong những năm tới là vượt qua các đối thủ Trung Đông trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc. Vào tháng 2, Nga và Trung Quốc đã thông báo hợp đồng 30 năm, trong đó Moskva cung cấp khí đốt cho Bắc Kinh qua hệ thống đường ống dẫn mới. Hai bên cũng thống nhất thanh toán qua đồng euro.
Một mục tiêu lớn khác của Moskva là tăng đáng kể lượng dầu mỏ xuất khẩu đến Ấn Độ. Quốc gia 1,38 tỷ dân là nhà tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ ba thế giới.
Iraq, Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất là nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu cho Ấn Độ trong năm 2021. Trong khi đó, Nga chỉ chiếm 2% lượng dầu mỏ Ấn Độ nhập khẩu. Nhưng đã có dấu hiệu của thay đổi khi kể từ tháng 4, lượng dầu mỏ Nga được Ấn Độ mua đã tăng đáng kể với mức giá giảm mạnh.
Bà Margarita Balmaceda tại Trung tâm Davis nghiên cứu Nga và lục địa Á-Âu thuộc Đại học Harvard đề cập rằng hai nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ gần đây đã mua lượng lớn dầu Sokol của Nga từ đảo Sakhalin sau khi một vài quốc gia và công ty nước ngoài lên tiếng từ chối.
Đường ống “Sức mạnh Siberia” vận chuyển khí đốt từ Nga đến Trung Quốc. Ảnh: DW
Tuy nhiên, vẫn còn tâm lý hoài nghi về năng lực của thị trường Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thay thế châu Âu.
Nhà phân tích Fernando Ferreira tại công ty tư vấn năng lượng Rapidan cho biết mối quan hệ thương mại liên quan đến dầu mỏ giữa các nước Trung Đông với Trung Quốc, Ấn Độ cũng cần nhiều thập kỷ để nuôi dưỡng. Do đó, ông nhận định: “Tôi cho rằng cả Trung Quốc cùng Ấn Độ sẽ quan ngại về việc đóng cửa hoàn toàn với các quốc gia Trung Đông để ưu ái dầu thô Nga”.
Ông Ferreira cũng cho biết một vấn đề đáng quan tâm khác là các lệnh trừng phạt phương Tây sẽ ảnh hưởng thế nào đến năng lực của Nga trong việc mua sắm thiết bị và công nghệ cần thiết để sản xuất dầu.
Nga được cho sẽ dễ dàng tìm kiếm thị trường mới cho dầu mỏ hơn là khí đốt. Việc vận chuyển dầu mỏ sang thị trường mới được cho khá dễ dàng nhưng vận chuyển khí đốt tự nhiên qua các đường ống lại thường không linh hoạt. Ngoài ra, sản lượng Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga được coi là vẫn đứng sau các đối thủ.
Nga còn thiết lập quan hệ thân thiết về khí đốt với Pakistan. Nga đã nhất trí xây dựng Dòng chảy Pakistan, đường ống trị giá 2 tỷ USD vận chuyển LNG từ thành phố cảng Karachi đến phía Bắc quốc gia Nam Á.
Bà Balmaceda cho nhận định về khả năng Nga chuyển khí đốt từ Tây sang Đông: “Thực tế là những dự án này cần tài chính khổng lồ và nếu thiếu đi tài chính, điều này sẽ không xảy ra”. Theo bà, về lý thuyết, Nga có thể xây dựng cơ sở hạ tầng mới để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc hoặc Ấn Độ trong tương lai nhưng điều này cần “đầu tư khổng lồ” và được cho không thực tế với triển vọng kinh tế Nga.
Ông Ferreira cho biết lựa chọn thực tế duy nhất của Nga đối với vận chuyển khí đốt đến châu Á là qua các đường ống mới hoặc hiện có giữa Trung Quốc và Tây Siberia.
Nhưng bà Balmaceda cho rằng năng lượng Nga có thể được chấp nhận một lần nữa tại thị trường châu Âu, trừ khi có liên minh nhóm lợi ích đủ mạnh có thể thuyết phục các chính khách châu Âu về dài hạn “chia tay” với năng lượng Nga.
Bà cũng nhận định rằng có dấu hiệu rõ ràng về một số quốc gia Trung và Đông Âu như Hungary và Serbia sẵn sàng mua khí đốt của Nga trong tương lai.
Hungary đã ký một thỏa thuận với Nga trong năm 2021 thống nhất nhận khí đốt của Nga qua các đường ống có đi qua lãnh thổ Ukraine như TurkStream-vốn nối Nga với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 6/4, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết nước này sẵn sàng chấp thuận đề nghị của Tổng thống Nga accede to thanh toán khí đốt bằng đồng ruble khi khoản chi trả nghĩa vụ với Gazprom sẽ đến hạn vào tháng 5.
Serbia chuẩn bị ký thỏa thuận mua khí đốt dài hạn mới với Nga
Serbia dự kiến sẽ ký thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn với Gazprom của Nga vào ngày 15 tháng 5, Tổng giám đốc công ty độc quyền nhà nước Srbijagas - Dusan Bajatovic cho biết, SeeNews đã đưa tin.
Ảnh minh họa
Vào tháng 11, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết nước này đặt mục tiêu ký hợp đồng 10 năm để mua 3 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm. Thỏa thuận mua khí đốt tự nhiên dài hạn của Serbia với Gazprom đã hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Vào tháng 11, Gazprom đã đồng ý tiếp tục bán khí đốt cho Serbia với giá 270 đô la (245,6 euro) cho mỗi 1.000 m 3 cho đến tháng 6 năm 2022. Tuần trước, Vucic cho biết Serbia sẽ chấp nhận mức giá 400 USD / 1.000 m 3 theo hợp đồng mới.
Gazprom xuất khẩu lượng khí đốt sang Serbia trong 11 tháng đầu năm 2021 cao hơn 57% so với toàn bộ năm 2020, công ty cho biết vào tháng 12 năm ngoái.
Xuất khẩu của Gazprom sang Serbia đạt tổng cộng 1,346 tỷ m 3 vào năm 2020, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2019.
Khí hóa lỏng Mỹ không thể thay thế hoàn toàn khí đốt Nga ở châu Âu Châu Âu phải đối mặt với một số thách thức trong việc nhập khẩu thêm khí hóa lỏng LNG của Mỹ. Theo trang tin chuyên về dầu mỏ Oilprice.com ngày 13/3, châu Âu gần đây đã trở thành khách hàng lớn nhất của các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, chiếm hơn 50% tổng số lô hàng...