Nga tìm cách xuất khẩu thủy phi cơ Be-200 sang Ấn Độ
Tập đoàn máy bay thống nhất (UAC) của Nga vừa cho biết, họ đang có kế hoạch cung cấp các thủy phi cơ Be-200 cho thị trường Ấn Độ.
“UAC có kế hoạch cung cấp các máy bay Be-200 cho thị trường Ấn Độ. Chúng tôi đang đàm phán với các đối tác tiêm năng”, giám đốc của công ty Beriev, Yuri Grudinin cho biết vào hôm 21-2.
Thủy phi cơ Be-200 có thể bay với vận tốc lên tới 700 km/h, với phạm vi hoạt động hơn 3.100 km và chứa được 32 tấn nước.
Nước có thể được bơm sẵn vào các khoang chứa trên thân máy bay trước khi cất cánh hoặc các khoang hút nước tự động sẽ được mở ra ngay khi máy bay lướt trên mặt nước. Nhờ khả năng này, Be-200 được đánh giá là rất thích hợp cho nhiệm vụ đối phó với những đám cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Video đang HOT
Nga coi Ấn Độ là đối tác lớn trong xuất khẩu máy bay
Nga từng đề xuất bán cho Ấn Độ Be-200 từ năm 2010 khi hải quân nước này mở thầu chương trình mua sắm thủy phi cơ mới, tuy nhiên, kế hoạch này chưa bao giờ được hoàn tất.
Trong những năm gần đây, chiếc ShinMaywa của Nhật Bản đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với Be-200, cùng với đó là chiếc Bombardier CL0425.
Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không, Ấn Độ đang trong quá trình đàm phán để mua 12 chiếc ShinMaywa của Nhật Bản với giá 1,6 tỉ USD.
Ấn Độ đang trong giai đoạn hiện đại hóa phi đội máy bay của mình. Trong ngày thứ 2 của triển lãm hàng không lớn nhất Ấn Độ Aero India 2019, Cơ quan hợp tác kĩ thuật quân sự Nga cho biết, New Delhi có thể sớm đặt hàng thêm một lô MiG-29 mới.
Theo ANTD
Ấn Độ dọa chặn nguồn nước từ 3 con sông sang quốc gia láng giềng
Ấn Độ cảnh báo sẽ xây đập để cắt nguồn nước chia sẻ với quốc gia láng giềng nếu tình trạng bạo lực biên giới chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Ấn Độ muốn kiểm soát dòng chảy của 3 con sông hướng sang lãnh thổ Pakistan.
Theo RT, vụ đánh bom bang Jammu và Kashmir do nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammed tiến hành đã khiến Ấn độ tức giận. Đây là nhóm phiến quân Hồi giáo hoạt động bên trong lãnh thổ Pakistan.
Vụ đánh bom hôm 14.2 đã khiến 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Đây được coi là vụ đánh bom đẫm máu nhất nhằm vào binh sĩ Ấn Độ kể từ khi làn sóng phiến quân trỗi dậy năm 1989.
Ấn Độ nhiều lần cáo buộc quốc gia láng giềng Pakistan làm ngơ trước nạn khủng bố hoạt động giáp biên giới. Pakistan luôn bác bỏ các cáo buộc này.
Những lời chỉ trích dường như không tác dụng nên Bộ trưởng Tài nguyên Nước Ấn Độ Nitin Gadkari thông báo về kế hoạch chặn dòng chảy của nước qua Kashmir để phục vụ cho người dân Ấn Độ.
Đáp trả tuyên bố này, Bộ trưởng Tài nguyên Nước Pakistan Faisal Vawda liên tục đưa ra cảnh báo, nhắc đến sức mạnh quân đội Pakistan.
Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi tỏ ra thận trọng. "Đó sẽ là hành động chiến tranh và thể hiện sự thiếu trách nhiệm của giới lãnh đạo Ấn Độ. Tôi đã gửi thư lên Liên Hợp Quốc bày tỏ sự quan ngại về lời đe dọa từ Ấn Độ".
Để chặn dòng chảy của 3 con sông Chenab, Indus and Jhelum, Ấn Độ có kế hoạch xây dựng một con đập. Một khi đập được xây xong, Ấn Độ sẽ toàn quyền kiểm soát dòng chảy sang lãnh thổ Pakistan.
Theo Danviet
IOC "cô lập" Ấn Độ khỏi thể thao thế giới Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã đình chỉ tất cả các vai trò của Ấn Độ trong việc đăng cai tổ chức các sự kiện trong tương lai và kêu gọi các liên đoàn thể thao quốc tế không tham dự các giải đấu ở nước này sau khi hai xạ thủ người Pakistan bị từ chối cấp thị thực để thi...