Nga tìm cách thoát khỏi cấm vận của phương Tây?
Nga đã điều chỉnh chiến lược, khẳng định lập trường không đối đầu và gây căng thẳng với các cường quốc nhằm thoát thế cô lập của phương Tây.
Chính sách hướng Đông và tái cân bằng Đại chiến lược
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến chính sách đối ngoại của Moscow xoay trục nhanh hơn từ châu Âu – Đại Tây Dương sang Châu Á-Thái Bình Dương. Trên thực tế Nga đã bắt đầu xoay trục sang châu Á trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.
Điện Kremlin đã nhận ra khu vực trì trệ nhất của Nga là Vùng Viễn Đông, Nga đồng thời cũng nhìn thấy cơ hội của việc sử dụng tính năng động của châu Á như một nguồn lực bên ngoài thúc đẩy nền kinh tế Nga. Mâu thuẫn Nga – phương Tây đã tạo cơ hội cho nước này giải bài toán địa – kinh tế, thông qua việc đưa yếu tố địa – chính trị vào phương trình “cân bằng động”.
Bảng hiển thị tỷ giá đổi đồng Ruble lấy USD và EUR . (ảnh: AP)
Tiến sỹ Dmitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng, do khủng hoảng Ukraine và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, những gì ban đầu được coi là “vụ lợi” trong quan hệ Moscow – Bắc Kinh thì nay đã trở thành mối quan hệ đối tác gần gũi hơn nhiều. Ông còn nhận định rằng, Nga có nhiều khả năng sẽ hậu thuẫn Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Bắc Kinh và Washington.
Moscow từ lâu đã hy vọng về một sự cân bằng giữa các chính sách đối ngoại với phương Tây và châu Á theo Đại chiến lược “chim ưng hai đầu”. Sự cân bằng hiện nay đang đòi hỏi đối với chính sách của Moscow ở châu Á, chứ không còn là châu Âu.
Theo đó, Nga đang tìm cách cân bằng mối quan hệ hết sức quan trọng của nước này với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Brazil và nhóm BRICS. Nga cũng ủng hộ việc đưa Ấn Độ, Pakistan và Iran gia nhập SCO.
Gia tăng quan hệ với Trung Quốc
Nga chủ trương một thế giới đa cực mà ở đó sự thống trị toàn cầu của Mỹ sẽ phải nhường chỗ cho một “sân khấu” của các siêu cường. Ngày nay, Trung Quốc hiển nhiên là rất quan trọng trong việc đạt được sự cân bằng toàn cầu mới phù hợp với quan điểm của Nga.
Nga muốn thấy sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á bị suy giảm và đồng cảm với khẩu hiệu của Trung Quốc: “châu Á dành cho người châu Á”. Mặc dù chưa xuất hiện liên minh Nga – Trung, nhưng mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn khiến Trung Quốc mạnh lên, trong khi Bắc Kinh không muốn thấy nước Nga suy yếu phải “đầu hàng” phương Tây.
Giờ đây, thay vì ý tưởng về một châu Âu rộng lớn hơn từ Lisbon đến Vladivostok mà ông Putin đề xuất vào năm 2010, thì nay EU sẽ nhìn thấy một ý tưởng mới về một châu Á rộng lớn hơn từ Thượng Hải đến St. Petersburg.
Video đang HOT
Sự thỏa hiệp Nga – Trung với mục tiêu tuy “ẩn”, nhưng cũng làm giảm sự thống trị toàn cầu của Mỹ là mục tiêu chính trong điều chỉnh chính sách của Nga. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, một trong những hậu quả chính của cuộc cạnh tranh địa chiến lược Nga – Mỹ, phương Tây là làm thay đổi sâu sắc các mối quan hệ giữa Nga với Mỹ, châu Âu và gián tiếp tăng cường sức mạnh cho Trung Quốc.
Phối hợp chiến lược phòng ngự – tấn công
Điều Nga lo ngại nhất, đó là “sự hình thành một mặt trận phương Tây – Hồi giáo trong đó Nga sẽ bị liên lụy”, tương tự với trường hợp của Syria. Đây là lý do khiến Nga ủng hộ mạnh mẽ Damascus và có hành động ngoại giao nhằm ngăn cản những đòn tấn công của phương Tây từ hồi tháng 10/2013.
Tổng thống Nga Putin đã xây dựng lại các lực lượng vũ trang Nga. Ông đã tạo dựng được uy tín quốc tế bằng cách xây dựng lại một công cụ quân sự đáng tin cậy nhờ việc tái quốc hữu hóa lĩnh vực năng lượng.
Hơn 70% dân Nga muốn ông Putin làm Tổng thống nhiệm kỳ 4 (ảnh: Sputnik)
Nga vận dụng phối hợp cả phương thức phòng ngự lẫn tấn công trong các chiến dịch đặc biệt, các hoạt động tình báo và các hoạt động đánh lạc hướng thông tin. Sự kết hợp này được đảm bảo bởi các vũ khí hạt nhân, chiến lược và chiến thuật, vốn luôn là quân át chủ bài trong chính sách an ninh của Moscow.
Nhằm chống lại mối đe dọa kép, ở phía Tây là NATO và hệ thống phòng thủ tên lửa của họ; ở phía Nam là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dòng Sunni có khả năng gây bất ổn cho khu vực Caucasus và Trung Á.
Crimea trở về với Nga đã làm tăng cường khả năng phòng ngự và tấn công của nước này. Giống như tàu sân bay tự nhiên trên Biển Đen, Crimea cho phép tăng cường các khả năng ngăn cản đối phương tiếp cận không gian Biển Đen, đồng thời giúp Nga các khả năng vươn tới Trung Đông.
Ngoại giao đa dạng và thực dụng
Chính quyền Nga đang có những chính sách mở rộng quan hệ hợp tác tới các đối tác truyền thống, các đối tác không tham gia vào lệnh trừng phạt đối với Nga như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương, các nước khu vực Mỹ Latin…
Nga cũng tận dụng cơ hội đẩy mạnh mối quan hệ với các đối tác trong EU và Hy Lạp là một nước điển hình cho chiến lược này. Moscow khẳng định, Nga sẽ phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, khai thác tính độc lập tự chủ, nâng tầm quan hệ với các nước truyền thống, các nước lớn cũng được Nga tích cực đẩy mạnh hơn.
Trong quan hệ Nga – Ukraine, Nga luôn coi trọng tính lịch sử và quan hệ truyền thống gắn bó giữa hai dân tộc để từ đó tiến tới một cách giải quyết tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của hai nước.
Mở chiến dịch không kích Is tại Syria Nga nhằm mục đích làm cho thế giới, đặc biệt là Mỹ và phương Tây thấy rằng, vị thế của Nga trên trường quốc tế là không phải bàn cãi. Nga có đủ thực lực và tiềm năng để đáp ứng và giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng.
Thực hiện chính sách ngoại giao “mềm dẻo” trên cơ sở lợi ích kinh tế để lôi kéo một số nước EU, các nước chung đường biên giới. Đây cũng là biện pháp gây ra sự chia rẽ trong chính nội bộ EU nhằm tạo ra sự không đồng thuận trong cách giải quyết các vấn đề ở Ukraine.
Điều chỉnh quan hệ kinh tế
Moscow hiện đã và đang chủ động thay đổi chính sách để khắc phục những khó khăn trước mắt và phát triển kinh tế, đó là:
(1) Coi trọng phát triển thương mại với khối Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) và khối các nước BRICS;
(2) Chuyển hướng về xuất khẩu khí đốt sang cả Đông và Tây thay vì chỉ thiên về phía Tây như trước đây;
(3) Chuyển hướng sang tăng cường hợp tác kinh tế với các nước khu vực châu Á-TBD, xác định thế kỷ XXI là “thời của châu Á” và Trung Quốc sẽ là quốc gia tạo ra thay đổi về trật tự trong khu vực, cũng như trên thế giới.
Như vậy, sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ukraine được thực hiện tương đối toàn diện. Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cương quyết Nga đã khẳng định vị thế trên trường quốc tế, nhất là giải quyết những vấn đề cấp bách như ở Iran, Syria…
Vì thế, giới phân tích và dư luận cho rằng, tuy hệ lụy từ sự trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây, tuy đã khiến Nga phải đối mặt với những khó khăn nhất định, nhưng “sự đổ vỡ sẽ không xẩy ra”, sự phục hồi và phát triển cũng được dự báo là trong tương lai gần./.
Nguyễn Nhâm
Theo_VOV
Quốc đảo nhỏ bé khiến các cường quốc hạt nhân điêu đứng?
Trong những ngày đầu tiên của cuộc Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cho phát nổ 67 quả bom hạt nhân trên quần đảo Marshall như một phần trong chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân của nước này. Hơn một nửa thế kỷ sau đó, quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé cuối cùng đã đưa mọi việc ra toà.
Ảnh minh hoạ
Từ năm 1946 đến 1958, Mỹ đã sử dụng vùng Nam Thái Bình Dương như một khu vực thử nghiệm cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Những vụ thử đó đã gây ra ảnh hưởng mang tính huỷ diệt đối với quần đảo Marshall - nơi 67 quả bom hạt nhân đã phát nổ.
"Nhiều đảo ở đất nước của tôi đã bị "bay hơi" vĩnh viễn và nhiều đảo khác được cho là vẫn sẽ tiếp tục không thể sinh sống được trong hàng ngàn năm tới. Nhiều người đã chết, nhiều người bị dị tật từ khi mới sinh ra và nhiều người phải chiến đấu chống lại bệnh ung thư gây ra do tình trạng nhiễm xạ", Ngoại trưởng quốc đảo Marshall ông Tony de Brum cho biết.
Quốc đảo nhỏ xinh Marshall đã tiến hành 9 vụ kiện, cáo buộc các cường quốc hạt nhân vi phạm Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí hạt nhân khi không chịu giải trừ kho vũ khí hạt nhân của họ.
Trong khi Mỹ từ chối tham gia vào vụ kiện thì 3 trong số các vụ kiện sẽ được đưa lên giải quyết tại Toà án Quốc tế ở The Hague. Trong khoảng 10 ngày tới, các thẩm phán sẽ lắng nghe cáo buộc chống lại hai nước Ấn Độ và Pakistan. Vụ kiện thứ ba nhằm vào Anh sẽ được đưa ra xét xử vào ngày mai (9/3).
Trong khi những vụ kiện của quốc đảo Marshall không thể dẫn đến kết quả là các cường quốc hạt nhân giải trừ hoàn toàn kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt của họ thì những vụ xử đó đã cho thấy một điều rằng, toà án quốc tế có thể có tiếng nói nhất định, dù là nhỏ, cho các nước nhỏ.
"Thật là đáng xấu hổ khi 6 cường quốc hạt nhân khác đã quyết định không cần trả lời" những vụ kiện của quốc đảo Marshall, ông Phon van den Biesenmột luật sư đại diện cho quốc đảo Marshall cho biết.
"Một khi ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân bị xoá bỏ, luật pháp sẽ chỉ còn là một trò hề và công lý sẽ chỉ là di tích của quá khứ", ông Biesen nói thêm.
Đảo Bikini trên quần đảo Marshall là nơi diễn ra 23 vụ thử hạt nhân. Cho đến nay, đảo này phần lớn vẫn không thể sinh sống được. Trong khi con cháu của người dân từng sống ở đảo Bikini từ lâu vẫn luôn muốn quay trở lại nơi này để sinh sống nhưng tình trạng bức xạ còn dư buộc họ vẫn phải sống lưu vong ở nơi khác.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2012 dự đoán, đảo Bikini phải hứng chịu tình trạng "nhiễm độc môi trường không thể thay đổi được".
Trên đảo Runit, gần đảo Enewetak, quân đội Mỹ đã xây dựng một công trình bê tông lớn để cất giữ hàng tấn chất thải phóng xạ. Hiện tại, phóng xạ đang rò rỉ ra môi trường xung quanh.
"Chúng tôi đang chiến đấu cho cái mà chúng tôi tin là giải pháp duy nhất để duy trì hoà bình và sự thịnh vượng của thế giới tương lai", Ngoại trưởng deBrum phát biểu tại cuộc họp báo khi lần đầu tiên công bố các vụ kiện.
Vấn đề hạt nhân đang trở nên cấp bách khi bán đảo Triều Tiên đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Sở dĩ nói tình hình cấp bách là do chưa lúc nào mà Bình Nhưỡng nói nhiều đến khả năng phát động các cuộc tấn công hạt nhân nhiều như thời điểm này. Phần lớn các nhà phân tích tin rằng, những lời đe doạ ớn lạnh về một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu của Triều Tiên chỉ là lời nói "trống rỗng". Tuy nhiên, cộng đồng thế giới không tránh khỏi cảm giác bất an, quan ngại khi chính quyền Triều Tiên xưa nay vốn nổi tiếng là khó dự đoán.
Kiệt Linh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của ông Putin và Obama Hãng tin Sputnik ngày 28-2 dẫn phân tích của nhà báo Israel Roi Kais đã chỉ ra sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin. Tổng thống Nga Vladimir Putin Trong một buổi trò chuyện với hãng Sputnik, Roi Kais - phóng viên của trang tin tức Ynetnews, Israel, đã chỉ ra sự...