Nga tìm cách thích nghi với điều kiện sống chung với Covid-19
Số ca nhiễm Covid-19 tại Nga trong 24h qua tiếp tục tăng hơn 10.000 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 155.000 người.
Nhiều biện pháp chống lây lan bệnh dịch đã đang và sẽ được áp dụng cho đến khi có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Nga tính đến ngày 5/5 đã là 155.370 người, tăng 10.102 trường hợp trong 24 giờ qua. Trong khi đó số người phục hồi xuất viện là 19.865 trường hợp, 1.451 người tử vong.
Xe cứu thương Nga với nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ phòng Covid-19. Ảnh: Tass.
Tính riêng thủ đô Moscow đã có tổng cộng 80.115 người bị nhiễm bệnh, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm của cả nước. Trong số các ca nhiễm mới, gần 90% là bệnh nhân có độ tuổi dưới 65. Nguyên nhân gia tăng đột biến số ca nhiễm là do Nga đẩy mạnh năng lực xét nghiệm, ngoài ra do số vụ vi phạm chế độ cách ly gia tăng khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.
Trong bối cảnh số ca nhiễm liên tục gia tăng, Thị trưởng thành phố Moscow, ông Sergey Sobyanin cho biết, chính quyền xem xét thắt chặt kiểm soát việc cấp thẻ thông hành điện tử để giảm bớt số lượng người tham gia giao thông. Ông cũng nhấn mạnh rằng, thành phố sẽ chỉ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ giữa tháng 5 nếu số ca nhiễm Covid-19 giảm, đồng thời thành phố sẽ giành toàn bộ nguồn thu ngân sách từ nộp phạt để phân bổ cho công tác phòng, chống Covid-19.
Chính quyền tỉnh Moscow cũng đưa ra chế tài xử phạt 4.000 ruble (55 USD) đối với các trường hợp không đeo khẩu trang tại nơi công cộng, khi chế độ này được áp dụng bắt buộc từ ngày 12/5.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với chính quyền thành phố Moscow, người đứng đầu Cơ quan giám sát, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ người tiều dùng LB Nga (Rospotrebnadzor) Anna Popova cho biết, Cơ quan này không loại trừ khả năng Nga sẽ phải gia hạn các biện pháp hạn chế cho đến tháng 6, nếu người dân vi phạm chế độ tự cách ly trong những ngày nghỉ lễ tháng 5.
Bà Anna Popova cũng kêu gọi người dân thích nghi với điều kiện sống mới: “Chúng ta cần phải thích nghi với cuộc sống mới trong điều kiện có virus. Chúng ta phải sống như vậy trong một thời gian nhất định cho đến khi tìm được thuốc điều trị đặc hiệu hoặc vaccine”.
Bộ Y tế Nga thông báo chưa có cơ sở khẳng định tình hình đại dịch được kiểm soát. Bộ trưởng Bộ Y tế Mikhail Murashko cảnh báo rằng không loại trừ khả năng có làn sóng đại dịch thứ hai nếu như không tạo ra khả năng miễn dịch dân số. Ông cũng cho rằng các biện pháp hạn chế cần phải được loại bỏ theo từng giai đoạn, nhưng một số các biện pháp sẽ được duy trì cho đến khi xuất hiện các biện pháp y tế phòng chống lây nhiễm.
Ngày mai, Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp về việc thực hiện các quyết định được thông qua trước đó về cuộc chiến chống lại Covid-19, trong đó sẽ thảo luận các khuyến nghị về việc dỡ bỏ chế độ hạn chế theo từng giai đoạn.
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ 'rắn' cả với Mỹ và NATO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bất chấp Mỹ và các nước phương Tây khi ông nỗ lực thắt chặt quan hệ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng điều này là do Ankra không có đủ niềm tin vào NATO sau cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016.
Tuy Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, nhưng ông Erdogan đã khuấy đảo các thành viên trong liên minh quân sự này bằng chính sách ngoại giao của mình. Tình cảm trước đây của ông đối với khối rất tích cực.
Tiến sĩ Simon Waldman nói với báo Express: "Trước kia, quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ là khai thác các mối quan hệ có được ở bất cứ đâu, vì vậy nước này có quan hệ chặt chẽ với Trung Đông, với châu Âu và với NATO. Đó là những gì đã mang lại sức mạnh cho Thổ Nhĩ Kỳ...".
Tuy nhiên, âm mưu đảo chính năm 2016 nhằm lật đổ Erdogan đã khiến ông này cảm thấy cay đắng với một số nước phương Tây, vì nhà lãnh đạo Thổ tin rằng họ đã hậu thuẫn cho phong trào của giáo sĩ Gulen trong nỗ lực đẩy ông ra khỏi dinh tổng thống.
Là một chuyên gia về chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, Tiến sĩ Waldman bình luận: "Có một cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016, và từ góc nhìn của Erdogan thì đây là mưu đồ cá nhân chống lại ông, và ông nghĩ "phong trào Gulen, các kiến trúc sư của cuộc đảo chính, đến từ ở đâu? Ồ, họ có các căn cứ ở Mỹ".
"NATO đã trao cho Thổ Nhĩ Kỳ những gì, NATO ở đâu trong cuộc chiến Vùng Vịnh hậu Saddam Hussein khi Thổ Nhĩ Kỳ bị đe dọa? Sự giúp đỡ của NATO ở đâu sau cuộc chiến Iraq khi bụi phóng xạ lan tới Thổ Nhĩ Kỳ? Sự giúp đỡ đó ở đâu khi có một phong trào nổi dậy người Kurd?".
"Và, các sĩ quan chỉ đạo đảo chính là ai, nhiều người trong số họ đã được đề bạt trong NATO... Và thế là sự nghi ngờ NATO bắt đầu trỗi dậy", Tiến sĩ Waldman nêu ra các câu hỏi và bình luận.
Trong cuộc đảo chính, 16 chiến cơ của NATO đã được các phi công chống chính quyền sử dụng để đánh bom Quốc hội ở thủ đô Ankara. Tiến sĩ Waldman tin Erdogan vẫn rất hoài nghi về độ tin cậy của NATO. Song, ông cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được lợi rất nhiều từ tư cách thành viên NATO nên vẫn tiếp tục ở trong liên minh.
"Trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ có chuyện từ bỏ NATO. Khối cung cấp một chiếc ô hạt nhân và chỗ dựa trong trường hợp xảy ra một thảm họa", chuyên gia Waldman nói.
Dù vậy, Tổng thống Erdogan vẫn gây khó chịu cho NATO khi mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga - một mối đe dọa an ninh tiềm tàng đối với các đồng minh phương Tây. Việc lắp đặt các hệ thống tên lửa Nga ở Ankara có thể cho phép Kremlin theo dõi và thu thập thông tin tình báo về chiến cơ F-35 tối tân mà các nước NATO đang sử dụng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng kêu gọi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ S-400 nhưng ông Erdogan càng thắt chặt thêm quan hệ với Moscow.
Sau chiến dịch của Ankara ở miền bắc Syria, quân đội Nga đã giúp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra vùng biên phía đông bắc Syria, nơi các lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn hầu như đã bị đánh bật ra.
Thanh Hảo
Theo vietnamnet.vn
Tiết lộ số tiền cực lớn Iran phải chi ra để mua S-400 Iran dự định chi tới hàng tỷ USD cho việc nhập khẩu các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf từ Nga. Các nguồn tin quân sự cho biết, Tehran dự định sớm ký kết hợp đồng với Nga một hợp đồng mua sắm vũ khí giá trị lớn để sở hữu hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa S-400...