Nga tiết lộ tham vọng về hạt nhân, nhằm vào thị trường lò phản ứng hạt nhân công suất thấp
Xu hướng sử dụng năng lượng hạt nhân ngày càng tăng có thể tạo động lực mạnh mẽ để cải thiện hơn nữa ngành công nghiệp này ở Nga cũng như đẩy mạnh tiềm năng xuất khẩu năng lượng hạt nhân trong nước.
Nhà máy điện hạt nhân Rostov. Ảnh: Tass
Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak cho biết chính phủ nước này có kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong tổng cơ cấu năng lượng của đất nước lên 25% vào năm 2040. Hiện tỷ lệ sản xuất năng lượng hạt nhân ở Nga hiện ở mức khoảng 20%, trong khi ở lãnh thổ Nga tại châu Âu là gần 40%.
Trong một bài viết cho tạp chính Chính sách Năng lượng xuất bản ngày 13/12, Phó Thủ tướng Novak cho hay: “Nga đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu, sở hữu tiềm năng khoa học và công nghệ khổng lồ trong lĩnh vực này. Xu hướng sử dụng năng lượng hạt nhân ngày càng tăng có thể tạo động lực mạnh mẽ để cải thiện hơn nữa ngành công nghiệp này ở Nga cũng như xây dựng tiềm năng xuất khẩu năng lượng hạt nhân trong bối cảnh nhu cầu về loại năng lượng này đang tăng lên do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu”.
Theo nhà chức trách, năng lượng hạt nhân rẻ hơn, cần dùng ít nhiên liệu hơn và tạo ra nhiều năng lượng hơn, có lượng khí thải CO2 thấp, đáp ứng đầy đủ mục tiêu khí hậu hiện tại.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Novak dự báo thị phần của Nga trên thị trường lò phản ứng hạt nhân công suất thấp toàn cầu sẽ đạt 20% vào năm 2030. Lò phản ứng công suất thấp nằm trong số những lĩnh vực hoạt động hứa hẹn nhất của tập đoàn điện hạt nhân nhà nước Rosatom và dự kiến trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga. Những lò phản ứng hạt nhân như vậy được thiết kế cho các vùng sâu vùng xa, nơi cơ sở hạ tầng mạng kém phát triển.
Bên cạnh những mục tiêu trên, tập đoàn Rosatom đang đấu thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Saudi Arabia và xây thêm một nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bỉ ngừng hoạt động lò phản ứng nhân đầu tiên bất chấp khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, Bỉ vẫn quyết định ngừng hoạt động một lò phản ứng hạt nhân.
Bỉ quyết định ngừng hoạt động lò phản ứng nhân đầu tiên. Ảnh: EPA
Trang tin châu Âu EURACTIV.com dẫn lời Peter Moens, Giám đốc Nhà máy Điện hạt nhân Doel, cho biết theo luật của Bỉ về loại bỏ hạt nhân, một lò phản ứng thuộc nhà máy điện hạt nhân Doel sẽ ngừng hoạt động sau 40 năm đưa vào khai thác.
Vào những năm 1960, Bỉ đã chọn năng lượng hạt nhân để sản xuất một phần điện năng do không còn khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng chỉ bằng nhiên liệu hóa thạch. Do đó, bốn lò phản ứng hạt nhân đã được xây dựng ở Doel và 3 lò ở Tihange. Hai nhà máy điện này đại diện cho 50% lượng điện tiêu thụ hàng năm của Bỉ, tương đương 42 tỷ kWh.
Lò phản ứng Doel 1 bắt đầu hoạt động vào đầu năm 1975 và cuối năm đó là Doel 2. Doel 3 được khởi động vào năm 1982, trong khi Doel 4 được hoàn thành vào giữa năm 1985.
Ngày 23/9, Doel 3 sẽ bị ngắt khỏi lưới điện của Bỉ. Đây là lần đầu tiên một lò phản ứng ngừng hoạt động ở Bỉ và diễn ra trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng vọt và trước một mùa Đông khó khăn.
Ông Moens nói: "Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này trong 4 năm".
Doel 1 và 2, những nơi được cho là sẽ ngừng hoạt động trước đó, nhưng được kéo dài thêm 10 năm và hiện dự kiến đóng cửa vào năm 2025.
Bỉ đã đồng ý kéo dài hoạt động của Doel 4 thêm 10 năm sau khi nó dự kiến đóng cửa vào năm 2025.
Trước cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, đã có các cuộc thảo luận trong Chính phủ Bỉ để hoãn việc chuẩn bị cho việc tháo dỡ Doel 3 nhằm sẵn sàng khởi động lại nó nếu cần thiết.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden đã yêu cầu FANC (Cơ quan Liên bang về Kiểm soát Hạt nhân) báo cáo về khả năng hoãn các hoạt động tháo dỡ, nhằm theo gương của Đức, nước đã quyết định giữ lại hai nhà máy điện hạt nhân lớn để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho đến mùa Xuân năm sau.
Về lý thuyết, một sự trì hoãn là có thể. Khi Doel 3 bị ngắt kết nối với lưới điện, giai đoạn tháo dỡ sẽ diễn ra sau khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm để các phần tử nhiên liệu được làm mát và cơ sở hạ tầng được khử nhiễm để loại bỏ tất cả các hạt phóng xạ.
Ông Moens giải thích: "Không có hoạt động nào về mặt kỹ thuật không thể đảo ngược diễn ra trong giai đoạn 5 - 6 năm này".
Tuy nhiên, việc trì hoãn hoặc đảo ngược quy trình đã được chuẩn bị trong 4 năm sẽ là "không khôn ngoan và cũng không nên" vì các lý do kỹ thuật cũng như tổ chức, ông Moens lưu ý. Ví dụ, việc đặt hàng nhiên liệu sẽ mất 36 tháng và đào tạo người vận hành để vận hành Doel sẽ mất ba năm.
Trước đó hôm 22/9, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne van der Straeten bảo vệ việc đóng cửa lò phản ứng, nói rằng công suất sản xuất sẽ vẫn đủ.
Hungary cho phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks Cơ quan Năng lượng nguyên tử Hungary (HAEA) ngày 26/8 đã cấp giấy phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks, cơ sở hạt nhân nằm cách thủ đô Budapest khoảng 120 km về phía Đông. Lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện nguyên tử Paks: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn phát biểu của Bộ trưởng Ngoại...