Nga tiết lộ doanh thu vũ khí tăng bất chấp Covid-19
Hoạt động bán vũ khí của Nga không chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra trong ngoái, thậm chí tăng so với 2019, lên khoảng 55 tỷ USD.
“Tổng giá trị đơn đặt hàng của chúng tôi vẫn ở mức 50-55 tỷ USD”, Dmitry Shugayev, người đứng đầu Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga nói trên kênh Rossiya 24 ngày 12/3. “Chúng tôi kết thúc một năm rất thành công, một năm thật đặc biệt vì đại dịch Covid-19″.
Sergey Chemezov, giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Rostec, cho biết Nga nhận được đơn đặt hàng vũ khí trị giá 55 tỷ USD trong năm 2018 và 51,1 tỷ USD trong năm 2019. Xuất khẩu vũ khí được đánh giá là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm tăng cường ảnh hưởng địa chính trị từ Trung Đông sang châu Phi.
Tuy nhiên, Nga chịu thiệt hai trong hoạt động xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự thuộc loại “bí mật”, khi doanh số năm ngoái giảm 15,6% so với 2019, hãng thông tấn RBK của Nga hồi tháng trước dẫn dữ liệu thống kê của hải quan nước này.
Video đang HOT
Trực thăng Mi-8AMTSh-VN tại triển lãm Army-2020 tổ chức ở Moskva, Nga, tháng 8/2020. Ảnh: TASS .
Các ngành xuất khẩu chủ chốt khác của Nga trong năm 2020 gặp thua lỗ, đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu của tập đoàn dầu khí Gazprom sang châu Âu giảm 12% do nhu cầu và giá bán giảm do ảnh hưởng của Covid-19.
Moskva không ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc trong đợt bùng phát thứ hai hồi cuối năm ngoái, giúp nền kinh tế của Nga chỉ bị thu hẹp 3,1 %. Kết quả trên được đánh giá tương đối tốt so với châu Âu, trong bối cảnh Nga là vùng dịch lớn thứ 4 thế giới với gần 4,4 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 91.000 ca tử vong.
Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt Mỹ về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về Trí tuệ Nhân tạo (AI) cảnh báo nguy cơ Trung Quốc vượt mặt Mỹ trong lĩnh vực AI, kêu gọi Washington đầu tư 40 tỉ USD để cạnh tranh chiến lược về AI với Bắc Kinh.
Công nghệ AI đang được trang bị trong các máy bay không người lái của quân đội . Ảnh REUTERS
"Mỹ chưa chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ hoặc cạnh tranh trong kỷ nguyên AI", cựu giám đốc Google Eric Schmidt và cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work cho biết trong một bức thư đính kèm với báo cáo dài 756 trang của Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về AI, theo AFP.
Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về AI được Quốc hội Mỹ thành lập vào năm 2018, bao gồm các chuyên gia công nghệ, chuyên gia an ninh quốc gia và giám đốc điều hành công ty công nghệ hàng đầu.
Báo cáo công bố ngày 2.3 nhấn mạnh: "AI sẽ là công cụ mạnh mẽ nhất, mang lại lợi ích cho nhân loại trong nhiều thế hệ. Tuy nhiên, các hệ thống AI cũng sẽ được sử dụng để theo đuổi quyền lực. Chúng tôi lo ngại công cụ AI trở thành vũ khí ưu tiên hàng đầu trong các cuộc xung đột tương lai".
Báo cáo cảnh báo các quốc gia, tổ chức khủng bố và tội phạm cũng có thể trang bị công nghệ AI cho các máy bay không người lái sẵn có trên thị trường để chế tạo "vũ khí thông minh".
Theo báo cáo, nỗ lực của Trung Quốc để trở thành nước dẫn đầu thế giới về AI trong vòng 1 thập niên tới sẽ khiến người Mỹ phải lo ngại vì Bắc Kinh đang đẩy mạnh sử dụng công nghệ AI để giám sát người dân và do thám.
Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về AI kêu gọi Washington thành lập một học viện, chiêu mộ và phát triển tài năng công nghệ AI với chương trình đào tạo nghiêm ngặt ngang bằng với sĩ quan quân đội.
Báo cáo đồng thời cảnh báo chính phủ Mỹ nên ưu tiên khôi phục hoạt động sản xuất chip máy tính tiên tiến trong nước vì hầu hết đang được sản xuất tại các nhà máy ở châu Á.
Nga bắt 19 kẻ cực đoan âm mưu tấn công khủng bố ở Bắc Kavkaz Theo Trung tâm Quan hệ Công chúng của Cơ quan An Ninh Liên bang Nga, cơ quan này đã bắt giữ 19 phần tử Hồi giáo cực đoan tại 4 khu vực đang lên kế hoạch cho các hoạt động phá hoại và khủng bố ở Bắc Kavkaz. Chiến dịch đặc biệt được thực hiện ở Crimea, tỉnh Krasnodar, Rostov và Cộng hòa...