Nga tiết lộ cuộc diễn tập chống tên lửa Trung Quốc đặc biệt của quân Mỹ
Cuộc diễn tập bí mật được cho là đã được tiến hành tại vùng biển gần quần đảo Guam của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.
Tạp chí Quốc Phòng của Nga, chuyên trang xuất bản định kỳ hàng tháng của Bộ Quốc phòng Nga mới đây vừa tiết lộ rằng trong các ngày từ 21 đến 25/6 vừa qua Hải quân Mỹ đã tiến hành diễn tập và thử nghiệm một công nghệ mới nhằm chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa đến từ các loại tên lửa hành trình của Trung Quốc.
Tàu USS Frank Cable
Theo tiếp lộ của tạp chí Quốc Phòng, cuộc diễn tập trên biển được Hải quân Mỹ tiến hành với mục đích là thử nghiệm công nghệ chống tên lưa mới có có tên Sương mù Pandarra/Pandarra Fog.
Đây là công nghệ được Hải quân Mỹ hy vọng sẽ áp dụng trong các chiến thuật nhằm bảo vệ các hạm đội tàu sân bay quan trọng của mình trước các mối đe dọa đến từ các tên lửa hành trình như C-602 VÀ c-805 của Trung Quốc.
Video đang HOT
Cuộc diễn tập bí mật được cho là đã được tiến hành tại vùng biển gần quần đảo Guam của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.
Trong quá trình tập trận, hai khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke mang tên USS Mustin và USS Wayne E Meyer đã được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu bảo đảm tàu ngầm USS Frank Cable (thuộc lớp tàu hậu cần Emory S Land) – con tàu này đóng vai tàu sân bay cũng như mô phỏng các tàu chiến lớn của Hải quân Mỹ.
Diễn tập được tiến hành với kịch bản trên, hai tàu khu trục khi được lệnh đã phóng ra các đám mây Pandarra (bản chất là các hỗn hợp sợi các bon) để bảo vệ con tàu cải trang cũng như 1 tàu ngầm khác trước sự tấn công đang tiến đến của các tên lửa hành trình chống hạm giả định là của kẻ thù.
Công nghệ Pandarra Fog được Hải quân Mỹ phát triển nhằm ứng phó với các mối đe dọa đến từ tên lửa chống hạm hạng nặng, tiên tiến của Trung Quốc.
Pandarra Fog được cho là có khả năng đánh bại lại các hệ thống hướng dẫn mục tiêu của tên lửa hải quân.
Tạp chí của quân đội Nga cho biết, ưu điểm của công nghệ Pandarra Fog là nó rẻ hơn việc phát động các chiến dịch đánh chặn bằng tên lửa.
Tuy nhiên, cũng theo tiết lộ của báo quân đội Nga, nhược điểm lớn nhất của công nghệ này là không thể sử dụng khi thời tiết xấu.
Thêm vào đó, báo của Nga cho rằng, 1 điểm yếu khác nữa của công nghệ Pandarra Fog là có có thể gây tổn hại cho chính các hệ thống ra đa của các tàu khu trục trang bị những máy phóng sợi các bon.
Ngoài ra, công nghệ này khi hoạt động cũng tạo ra nguồn nhiệt đủ để các tên lửa tầm nhiệt của đối phương có thể dò tìm, phát động tấn công các mục tiêu.
Trong khi đó, theo một nguồn tin trên báo chí Đài Loan, Trung Quốc hiện được cho là đã sở hữu tên lửa chống tán xạ PL-16, có khả năng làm tê liệt các chiến hạm Mỹ trước khi chúng phát động hành động bảo vệ bằng công nghệ Pandarra Fog.
Theo Giáo Dục
Thử nghiệm sương mù Pandarra chống tên lửa Trung Quốc
Lực lượng Hải quân Mỹ đã bắn thử nghiệm "sương mù" Pandarra trong một cuộc tập trận nhằm bảo vệ tàu sân bay của nước này trước những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình siêu thanh của Trung Quốc như C-602 và C-805 trên Guam, tờ "Want China Times" của Đài Loan ngày 17-9 dẫn nguồn tin từ một tạp chí quốc phòng của Nga cho biết.
Tàu USS Frank Cable của Hải quân Mỹ
Trong đợt tập trận kéo dài từ ngày 21 đến 25-6 vừa qua, Hải quân Mỹ đã sử dụng 2 tàu khu trục thuộc lớp tàu khu trục Arleigh Burke, có nhiệm vụ bảo vệ tàu USS Frank Cable, một tàu sân bay chuyên hỗ trợ hậu cần cho các loại tàu ngầm. Hai tàu khu trục này đã bắn ra những đám mây có chứa những hạt
carbon có tên là Pandarra Frog (sương mù Pandarra) để bảo vệ tàu USS Frank Cable trước những nguy cơ tấn công của tên lửa hành trình siêu thanh. Sương mù Pandarra được Hải quân Mỹ phát triển nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ tên lửa của Trung Quốc, có thể phá hủy hệ thống dẫn đường của tên lửa tấn công các tàu chiến của Mỹ. Theo nhận định của tạp chí quốc phòng của Nga, Pandarra sương mù có giá thành rẻ hơn những hệ thống tên lửa đánh chặn khác, phá hủy hệ thống radar của chính những tàu khu trục phát ra nó, tuy nhiên, điểm yếu của nó là không sử dụng được trong thời tiết xấu.
Theo ANTD
Đài Loan: Tập trận chống Trung Quốc, chiến đấu cơ hạ cánh trên đường cao tốc Đài Loan đã phô diễn khả năng của chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm của nước này bằng cách cho máy bay hạ, cất cánh và tiếp nhiên liệu trên đường cao tốc, trong cuộc tập trận với giả định các căn cứ không quân của hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công. Cuộc tập trận đầu tiên kiểu...