Nga tiết lộ áo giáp thế hệ mới nhẹ như… lông vũ
Áo giáp Sotnik/ Centurion được làm từ sợi polyethylene, nhẹ như… lông vũ, tự động điều chỉnh theo body người mặc, có thể chịu được phát bắn trực diện của loại đạn 0,5 BMG, vốn có thể xuyên phá xe bọc thép hạng nhẹ.
Vào cuối tháng 1, tập đoàn nhà nước Nga Rostech đã công bố chi tiết về thiết bị chiến đấu Sotnik (còn gọi là Centurion), thay thế bộ trang thiết bị quân sự thế hệ thứ hai ( Ratnik-2).
Người đứng đầu Rostech Sergey Chemezov tuyên bố, Sotnik được làm từ sợi polyethylene, nhẹ như… lông vũ, có khả năng tự động điều theo bất kỳ loại cơ thể nào của người lính.
Bộ thiết bị chiến đấu thế hệ mới Centurion của Nga. Ảnh: Natalia Seliverstova Sputnik.
Khả năng phòng thủ của Centurion được thiết lập để vượt qua tất cả các áo giáp hiện có. Centurion sẽ có thể chịu được phát bắn trực diện 0,5 BMG (12,7 x 99mm), viên đạn có thể xuyên qua một xe bọc thép hạng nhẹ cách xa 2 km.
Video đang HOT
“Thiết bị sẽ không hạn chế chuyển động và sẽ cho phép người lính trang bị thêm vũ khí cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.”, Rostech cho biết.
Centurion thay thế bộ trang thiết bị quân sự thế hệ thứ hai (Ratnik-2). Ảnh: Alexey Filippov/Sputnik.
Trong tương lai, Centurion sẽ không chỉ có thể ngăn một viên đạn bay với tốc độ lên đến 670m/s, mà còn có thể triệt tiêu lực xung kích của viên đạn, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng. “Chúng tôi hy vọng sẽ có được hiệu ứng như vậy thông qua việc sử dụng các thành phần hấp thụ lực va chạm,” bộ phận báo chí của Rostech tiết lộ.
Cũng theo Rostech, Centurion có thể nhận được các bổ sung robot, cũng như các yếu tố của trí tuệ nhân tạo và một bộ xương ngoài bằng titan hoạt động với động cơ điện mini.
Phát hiện xác tàu nghi chứa phòng hổ phách huyền thoại của Nga
Thợ lặn Ba Lan cho biết đã tìm thấy xác tàu Karlsruhe, có thể giúp giải đáp bí ẩn về phòng hổ phách từng rơi vào tay Đức quốc xã thời Thế chiến 2.
Một thợ lặn Ba Lan kiểm tra xác tàu Karlsruhe REUTERS
Tờ The Guardian ngày 2.10 đưa tin các thợ lặn Ba Lan thông báo đã tìm thấy xác con tàu Karlsruhe của Đức Quốc xã bị chìm ngoài khơi bờ biển Ba Lan hồi năm 1945.
Khi đó, con tàu hơi nước Karlsruhe đang chở theo hàng hóa nặng, khởi hành từ Knigsberg - từng là thành phố cảng ở Đức song hiện là vùng Kaliningrad của Nga, thì bị máy bay chiến đấu Liên Xô đánh chìm.
Các tài liệu thời điểm đó cho thấy con tàu vội vã rời Knigsberg với lượng hàng lớn và 1.083 người.
Nhóm thợ lặn Ba Lan cho biết họ đã tìm kiếm xác tàu từ năm ngoái và con tàu vẫn còn nguyên vẹn. "Trong hầm tàu, chúng tôi phát hiện xe quân sự, đồ sứ và nhiều thùng hàng chưa được mở", theo tờ The Guardian dẫn lời thợ lặn Tomasz Stachura.
Phòng hổ phách là một căn phòng được trang hoàng vô cùng lộng lẫy bằng vàng lá, thủy tinh và những mảng hổ phách với trọng lượng tổng cộng hơn 6 tấn.
Căn phòng mô phỏng phòng hổ phách đã được khai trương tại Nga vào năm 2003 REUTERS
Theo truyền thuyết lâu nay, phòng hổ phách là quà tặng của Vua Phổ cho Sa hoàng Peter Đại đế vào năm 1716. Về sau, nữ hoàng Catherine Đại đế đã mang căn phòng về cung điện Catherine, phía nam thành phố St. Petersburg. Trong Thế chiến 2, phòng hổ phách đã rơi vào tay Đức Quốc xã và bị gỡ ra mang đến Knigsberg. Nó xuất hiện lần cuối ở Knigsberg, trước khi biến mất bí ẩn thời Thế chiến 2.
Nhiều người tin rằng căn phòng đã bị phá hủy. Thợ thủ công Nga đã xây dựng một bản sao của căn phòng hổ phách tại cung điện Catherine.
"Tất cả điều này kết hợp lại sẽ kích thích trí tưởng tượng của con người. Việc tìm thấy tàu hơi nước của Đức và những chiếc thùng chứa đồ đạc chưa được xác định dưới đáy biển Baltic có thể có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ câu chuyện", một thợ lặn Ba Lan khác tên Tomasz Zwara cho hay.
Dòng sông chuyển màu hồng khi chảy qua mỏ đồng cũ Mỏ đồng Levikhinsky ở vùng núi Ural, Nga, đóng cửa từ năm 2004. Nước từ mỏ đồng này đang biến dòng sông gần đó chuyển thành màu hồng trái với tự nhiên.