Nga tiếp tục tập kích tên lửa vào nguồn điện ở Ukraine
Cơn mưa tên lửa đã trút xuống các cơ sở năng lượng của Ukraine hôm 17.11, trong bối cảnh các lực lượng Nga tăng cường tấn công ở miền đông Ukraine.
Còi báo động không kích vang lên khi tuyết đầu mùa rơi xuống Kyiv. Người dân Ukraine phải chịu cảnh mất điện trong cái rét dưới 0 độ C khi Nga tiếp tục bắn tên lửa vào các cơ sở năng lượng vào hôm 17.11.
Giới chức cho biết họ đang nỗ lực khôi phục điện trên toàn quốc sau đợt bắn phá dữ dội nhất vào hạ tầng dân sự trong tuần này.
Diana Zhytko, cư dân thủ đô Kyiv, cho biết đây sẽ là một mùa đông khó khăn và cô đặc biệt lo lắng cho những người lính Ukraine ở chiến trường.
Lực lượng cứu hộ làm việc tại khu vực bị tên lửa của Nga tấn công ở thị trấn Vilniansk, vùng Zaporizhzhia, Ukraine, ngày 17.11. Ảnh REUTERS
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đăng đoạn video cho thấy giao thông qua Dnipro bị gián đoạn do một vụ nổ lớn. Reuters đã xác minh địa điểm nhưng không xác minh được thời gian xảy ra vụ nổ. Giới chức địa phương cho biết có ít nhất 15 người bị thương trong các cuộc tấn công vào Dnipro. Một nhà máy quốc phòng lớn cũng bị tấn công.
Các lực lượng Nga đã gia tăng các cuộc tấn công ở miền đông Ukraine, sau khi được tăng cường bởi số quân rút từ Kherson vào tuần trước. Tiếng nổ vang dội ở Odessa , thủ đô Kyiv và Zaporizhzhia ở phía đông nam.
Trong khi đó, những lo ngại về khả năng chiến sự vượt qua biên giới đã dịu bớt kể từ khi NATO và Ba Lan kết luận tên lửa rơi xuống Ba Lan khiến 2 người thiệt mạng có thể được bắn nhầm từ hệ thống phòng không Ukraine.
Tổng thống Zelensky đã phản đối thông tin này và yêu cầu cho phép phía Ukraine được tiếp cận hiện trường. Một quan chức hàng đầu của Ba Lan cho biết điều này có thể sẽ được chấp thuận.
Ukraine tuyên bố sẽ tiếp tục gây áp lực lên các lực lượng Nga cho đến khi nước này giành lại toàn bộ lãnh thổ. Việc tái kiểm soát Kherson đã khơi dậy sự lạc quan của Kyiv.
Tuy nhiên, vị tướng hàng đầu của Mỹ cảnh báo khả năng Ukraine sớm giành chiến thắng là không cao, đồng thời cho biết Nga vẫn có lực lượng quân sự đáng kể ở Ukraine.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết: “Về mặt quân sự, khả năng chiến thắng quân sự của Ukraine, tức là đánh bật người Nga ra khỏi toàn bộ Ukraine bao gồm Crimea, trong thời gian sớm là không cao”.
Điện Kremlin kêu gọi Washington thúc đẩy Kyiv giải quyết tranh chấp theo hướng ngoại giao, đồng thời cáo buộc Ukraine thay đổi điều kiện liên quan đến các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.
Nguy cơ các vụ tấn công tên lửa gây rủi ro tương tự vụ nổ ở Ba Lan
Giới chuyên gia nhận định vụ nổ do tên lửa rơi ở Ba Lan có thể là hành động vô ý, nhưng sự cố tương tự rất có khả năng tái diễn.
Lực lượng cảnh sát kiểm tra và đảm bảo an ninh khu vực bên ngoài kho ngũ cốc nơi xảy ra vụ nổ tên lửa ở Przewodow, Ba Lan, ngày 16/11. Ảnh: AP
Theo hãng tin CNA, Phó giáo sư Matthew Sussex, thành viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng chừng nào xung đột Nga - Ukraine còn chưa chấm dứt và Nga còn ý định thực hiện các cuộc không kích vào miền tây Ukraine, có khả năng tên lửa sẽ bay chệch hướng hoặc bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.
"Điều này khiến khu vực biên giới giữa Ba Lan và Ukraine có khả năng gặp rủi ro. Vì vậy, dù tôi nghĩ chắc chắn đây là hành động vô ý, chiến thuật của Nga cho thấy trên thực tế, vụ việc tương tự có thể lặp lại", ông Sussex nói.
Bình luận của ông Sussex được đưa ra sau vụ nổ do tên lửa rơi khiến 2 người thiệt mạng ở làng Przewodow, Ba Lan - gần khu vực biên giới với Ukraine.
Trong kết quả điều tra mới nhất, Tổng thư ký NATO Stoltenberg thông báo vụ nổ ở Ba Lan nhiều khả năng do tên lửa phòng không Ukraine bắn ra để bảo vệ lãnh thổ Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Nga, nhưng đây không phải hành vi có chủ ý.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng nêu nhận định tương tự và khẳng định không có bằng chứng tên lửa do phía Nga phóng. Ông nói: "Hoàn toàn không có gì chỉ ra đây là cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào Ba Lan. Rất có khả năng đó là tên lửa được sử dụng trong hệ thống phòng thủ, nghĩa là nó được lực lượng phòng vệ Ukraine sử dụng".
Dựa theo thông tin ban đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder cũng cho rằng vụ nổ có thể là do các hệ thống phòng thủ tên lửa của Ukraine gây ra. Phát biểu của ông Dedonder được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng tên lửa này ít có khả năng được phóng từ Nga. Trước đó, hãng tin CNN dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết theo các đánh giá sơ bộ của tình báo nước này, tên lửa rơi xuống Ba Lan dường như là từ Ukraine.
Phó giáo sư Sussex, chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại và an ninh của Nga, lưu ý rằng tên lửa này có khả năng là tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất nhưng được lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng.
"Ukraine sử dụng tên lửa này để đánh chặn máy bay cũng như các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng của đất nước. Vì vậy, nguyên nhân có khả năng xảy ra nhất vào thời điểm này là tên lửa phòng không của Ukraine đã bắn vào tên lửa của Nga và cuối cùng rơi xuống Ba Lan", ông nói.
Vị chuyên gia này cho rằng dường như Ukraine đã bắn vào một tên lửa của Nga đang hướng tới cơ sở sản xuất điện giữa Ukraine và Liên minh châu Âu, nằm "rất gần" với địa điểm tên lửa rơi ở biên giới phía Ba Lan. Ông cảnh báo điều này cũng là dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột có khả năng lan rộng.
Theo Phó giáo sư Sussexm dù đây là một vụ tai nạn, nhưng không có nghĩa là Nga vô can. Ông giải thích trong trường hợp Ukraine bắn trượt, thậm chí nhắm trúng tên lửa của Nga, khiến tên lửa bay chệch hướng, NATO cũng nên phản ứng một cách mạnh mẽ.
"Điều này vẫn là rủi ro đáng kể đối với Ba Lan với tư cách là thành viên NATO", ông nói và cho biết liên minh sẽ cần phải hành động mạnh mẽ hơn là chỉ đơn thuần đưa ra tuyên bố phản đối, kèm theo một số biện pháp trừng phạt. "Sẽ có rất nhiều áp lực, đặc biệt là từ Warsaw, để NATO hành động - có lẽ bằng cách điều thêm quân đến Ba Lan hoặc tăng cường các cuộc tuần tra trên không".
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ các cáo buộc nã tên lửa vào lãnh thổ Ba Lan, khẳng định Moskva không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các mục tiêu gần biên giới Ba Lan - Ukraine trong ngày 15/11. Giới chức cũng cho biết thêm các mảnh vỡ tên lửa trong những bức ảnh do truyền thông Ba Lan đăng tải không liên quan đến vũ khí của Nga. Bộ cũng khẳng định tất cả những thông tin này là hành động khiêu khích có chủ đích nhằm làm leo thang căng thẳng.
Mỹ lần đầu có khả năng phóng tên lửa siêu nặng, đưa con người thám hiểm không gian sâu Ngày 16/11, tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới Boeing của Mỹ xác nhận Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng thành công Hệ thống phóng không gian (SLS) mang theo tàu vũ trụ Orion lên quỹ đạo, trong đó tầng trung tâm của SLS đáp ứng tốt các yêu cầu trong sứ mệnh thám hiểm Mặt...