Nga tiếp tục lộ thêm tính năng tàu ngầm thế hệ 5
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5 của Nga sẽ sở hữu một số tính năng mới về công nghệ và lớp sơn tiên tiến hơn so với tàu ngầm thế hệ trước.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5 của Nga sẽ sở hữu một số tính năng mới về công nghệ và lớp sơn tiên tiến hơn so với tàu ngầm thế hệ trước.
Tờ TASS ngày 16/6 dẫn lời Giám đốc điều hành Cục thiết kế Cơ khí hàng hải Malakhit Nga Vladimir Dorofeyev cho biết, cơ quan này đang tiến hành dự án xây dựng các tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5.
“Công việc xây dựng tàu ngầm thế hệ thứ 5 đã sẵn sàng được tiến hành. Dự án sẽ thực hiện sau khi dự án đóng tàu ngầm hạt nhân Yasen hoàn thành”, ông Dorofeyev nói.
Hiện tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 lớp Borey vẫn đang giữ vai trò xương sống của lực lượng hạt nhân Nga.
Theo vị CEO này, các tàu ngầm mới sẽ được xây dựng trong khung thời gian được phê duyệt bởi chương trình đóng tàu quân sự trong giai đoạn từ này tới năm 2050.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5 sẽ dựa trên một hệ thống kết nối trung tâm. Kích thước và tốc độ của con tàu mặc dù vẫn là những thông số quan trọng cần được chú ý nhưng nó sẽ không còn là điểm quan trọng hàng đầu nữa.
Ngay cả “các lò phản ứng của tàu ngầm dù chắc chắn sẽ phải dựa trên những nguyên tắc mới nhưng sẽ không phải là đột phá và cũng không còn là điều cần thiết nhất”, Dorofeyev cho biết.
Tuy nhiên theo Dorofeyev, điểm quan trọng khác của các tàu ngầm mới sẽ là lớp sơn và công nghệ mới.
Trước đó, trong tháng 3/2015, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov đã cho biết lực lượng hải quân đã giao nhiệm vụ cho ngành công nghiệp quốc phòng phát triển các tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm.
Cũng theo hãng thông tấn TASS ngày 16/6 cho hay, chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 7 lớp Borey của Nga dự kiến sẽ hạ thủy vào ngày 21/12/2015. Đây là một lớp tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ bốn vẫn đang đóng vai trò “xương sống” cho lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga, dự kiến kéo dài tới vài thập kỷ nữa.
Tới năm 2020, theo kế hoạch Nga sẽ sở hữu 8 tầu ngầm lớp Borey. Đến thời điểm này đã có ba chiếc được chuyển cho hải quân. Con tàu này có thể mang theo 16 tên lửa đạn đạo Bulava với tầm hoạt động 8.000 km.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Bắc Kinh "phết lớp sơn học thuật" để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông?
Tờ The Economist bình luận rằng các cố gắng của Trung Quốc, tìm cách phết lên một lớp sơn học thuật để củng cố các đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, dù không ai nghe.
Tàu Trung Quốc ngoài khơi Biển Đông.
Trong khuôn khổ nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xoay chiều công luận Mỹ, Trung Quốc đã thành lập một viện nghiên cứu đặc biệt tập trung vào vấn đề Biển Đông. Những người sáng lập tổ chức này mô tả đây là "think tank" đầu tiên của Trung Quốc ngay giữa lòng thủ đô nước Mỹ.
Theo bản tin của tờ The Wall St. Journal, Viện nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ gồm có 3 nhân viên, làm việc từ một văn phòng nhỏ ở gần Phi trường Ronald Reagan ở Washington. Sứ mạng của viện nghiên cứu này là nghiên cứu và trao đổi về các vấn đề hàng hải và các quan hệ Mỹ-Trung, chứ không đại diện chính quyền Trung Quốc, theo lời của Giám đốc Điều hành của viện, bà Hồng Nông.
Theo lời bà Hồng thì viện muốn xây dựng "một diễn đàn để phổ biến một thông điệp đúng đắn từ cả hai phía". Bà Hồng bảo vệ bằng tiến sĩ tại Đại học Alberta ở Canada, với chủ đề xoay quanh việc xem xét các vấn đề pháp lý và chính trị tại Biển Đông.
Thúy HàViện nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ ra đời tiếp theo sau lời hô hào của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm ngoái, kêu gọi thành lập những viện nghiên cứu mới để cải thiện đường lối quản trị đất nước và tăng cường "quyền lực mềm" của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thăng tiến các lợi ích của Bắc Kinh thông qua các phương tiện văn hoá, truyền thông và giới học thuật.
Các viện nghiên cứu thường có chức năng nghiên cứu, đề xuất và cố vấn chính sách, và viện nghiên cứu chính sách mới của Trung Quốc theo chân Nhật Bản và Đài Loan.
Nhật Bản và Đài Loan từ lâu đã tài trợ cho các viện nghiên cứu chính sách của Mỹ, cũng như bảo trợ cho một số viện đại học và chức vụ quan trọng tại các viện đại học này, trong một cố gắng nhằm tạo ảnh hưởng đối với tiến trình làm chính sách của Hoa Kỳ.
Bài viết trên tờ WSJ nói rằng viện nghiên cứu chính sách mới sẽ cho phép các nhà nghiên cứu và các giới chức Trung Quốc có một diễn đàn để tạo ảnh hưởng trong cuộc tranh luận ở Mỹ, và tiến trình làm chính sách tại Hoa Kỳ, đặc biệt là liên quan tới các vụ tranh chấp lãnh hải ở châu Á.
Trong số các viện nghiên cứu và cố vấn chính sách của các nước Châu Á tại Hoa Kỳ, có Japan Foundation, thành lập năm 1972 để cổ vũ cho những trao đổi văn hoá. Hội này hiện có 22 văn phòng đặt tại 21 quốc gia, kể cả 2 văn phòng tại Hoa Kỳ...
Trong khi đó tờ The Economist hôm 2/5 nói rằng sau nhiều tháng ráo riết cải tạo đất xây đảo trong Biển Đông, Trung Quốc đang xoay sang áp dụng một phương hướng tiếp cận có tính "tế nhị hơn", khi hình thành việc nghiên cứu mới ở Arlington, bang Virginia.
Phát biểu trong một video được thu hình trước, ông Kissinger đề cập tới tầm quan trọng của các quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Tham gia một hội thảo tại diễn đàn này, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải nói nước ông sẽ hành động một cách tự chế trong Biển Đông, mặc dù cùng lúc, ông khẳng định Bắc Kinh sẽ mạnh mẽ bảo vệ các lợi ích trong vùng biển này.Dù mới thành lập, nhưng Viện Nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ đã mời được cựu Ngoại Trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger, lên tiếng tại diễn đàn mới này.
Tuy nhiên, tờ The Economist bình luận rằng các cố gắng của Trung Quốc, tìm cách phết lên một lớp sơn học thuật để củng cố các đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông - trong phạm vi của cái gọi là "đường lưỡi bò" mà nước này vẽ ra ở Biển Đông, không thể thuyết phục Hoa Kỳ hay ở Đông Nam Á.
Tờ báo nói các công trình lắp đất xây đảo nhân tạo ráo riết của Trung Quốc hồi gần đây đã gây quan ngại sâu xa tại các nước cũng tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển này.
Theo VOV/Biz Live
Nga Trung chốt thương vụ "rồng lửa" S-400 Trung Quốc và Công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport đã ký kết hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-400. Trước mắt, Nga sẽ chuyển giao cho Trung Quốc 4 tiểu đoàn S-400 thế hệ mới. Hãng Lenta sáng nay 13/4 dẫn lời Giám đốc Công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, ông Anatoly Isaykin cho biết, đối tác Trung Quốc...