Nga tiếp tục điều chuyển lực lượng, đặt bẫy ở Syria?
Nhiều bằng chứng cho thấy Nga tiếp tục điều chuyển lực lượng, đặt bẫy ở Syria
Nga điều thêm vũ khí tới Syria
Ngày 21/3, Công ty phân tích tình báo Stratfor (Mỹ) trích dẫn các bức ảnh chụp căn cứ không quân Nga ở ngoại ô Latakia trưa 17/3 – thời điểm hơn 1/4 nhóm không quân Nga rút khỏi Syria, cho biết Moskva đang mở rộng cơ sở hạ tầng căn cứ này và trong những ngày qua đã triển khai lực lượng bổ sung.
Theo Stratfor, Moskva đã điều thêm các trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52 tại căn cứ quân sự này. Các nhà phân tích cho rằng những trực thăng này có thể thực hiện không chỉ chức năng bảo vệ, mà cả hoạt động tìm kiếm-cứu hộ, và yểm trợ bộ binh trực tiếp từ trên không.
Nga đưa vũ khí hiện đại tới Syria.
Ngoài ra, Stratfor cũng lưu ý Nga vẫn chưa rút các máy bay Su-30 và Su-35, và sau khi tuyên bố rút quân vẫn tiếp tục yểm trợ từ trên không cho lực lượng chính phủ Syria, giao tranh với phiến quân IS ở ngoại ô Palmyra.
Cũng trong tuyên bố lần này, Stratfor còn dẫn các hình ảnh chụp cảng Tartus và đưa ra khẳng định không thấy bất cứ sự chuyển dịch thiết bị quân sự đáng kể nào của Nga khỏi Syria.
Với những bằng chứng đã nêu, Stratfor cho rằng Nga muốn tiếp tục tích cực hỗ trợ hoạt động của lực lượng chính phủ Syria trên bộ đồng thời có thể đã chuyển giao một phần các thiết bị này cho các đồng minh ở Syria.
Nga tiếp tục đặt bẫy tại Syria?
Giới phân tích cho rằng, dù Tổng thống Putin tuyên bố rút quân khỏi Syria từ ngày 15/3, nhưng đây chỉ là lời nói mang màu sắc chính trị. Thực chất, Moskva vẫn đang ngấm ngầm điều chuyển lực lượng, điều vũ khí, đặt bẫy trên chiến trường.
Theo Military-informant, vào đêm 14/3, hai máy bay vận tải quân sự đã âm thầm hạ cánh xuống căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Lập tức, thiết bị quân sự bao gồm các bộ phận tháo rời của tên lửa và các xe tải chuyên dụng loại MZKT được bốc dỡ từ 2 chiếc máy bay này.
Nga đã che chắn rất cẩn thận cho hai xe chiến đấu 6 bánh chủ động được phủ bạt kín cùng 3 xe tải chuyên dụng nhanh chóng rời khu vực sân bay. Hộ tống đoàn xe này là những chiếc xe bọc thép chiến đấu.
Theo phỏng đoán của Military-informant, nhiều khả năng đây chính là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật mới nhất của Nga là Iskander-M, bởi hệ thống tên lửa này thường được Nga bố trí trên xe tải MZKT-7930.
Đúng hẹn như tuyên bố cũng ông chủ điện Kremlin, Nga đã tiến hành rút 1 phần lực lượng ra khỏi lãnh thổ Damascus. Tuy nhiên, Moskva vẫn duy trì 2 tiểu đoàn ở Syria, với tổng cộng 800 lính để bảo vệ 2 căn cứ quân cảng Tartus và căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia của Syria.
Video đang HOT
Nga tiếp tục giăng bẫy ở Syria
Ngoài ra, cũng có 200 nhân sự là lực lượng phi chiến đấu và hỗ trợ khác. Moskva khẳng định tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám và lực lượng cố vấn cho quân đội Syria cũng sẽ được duy trì.
Điều đặc biệt, Nga cũng để lại Syria nhiều vũ khí, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất – S-400.
“Chúng tôi sẽ để lại sự bảo vệ cao nhất và đầy đủ nhất cho các lực lượng còn tiếp tục được triển khai ở Syria. Phần lực lượng đó sẽ nhỏ hơn phần rút quân đi và họ sẽ được bảo vệ từ cả trên không, trên biển và trên mặt đất”, ông Ivanov cho các phóng viên biết khi được hỏi về việc liệu Nga có để lại các hệ thống phòng không S-400 ở Syria hay không.
Cùng với tuyên bố rút quân, Nga tiếp tục tiến hành các đợt không kích IS và hỗ trợ quân đội chính phủ Assad trên chiến trường, giành nhiều thắng lợi quan trọng.
“Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ các lực lượng Syria trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố, điển hình là hai tổ chức khét tiếng IS và Jabhat Al-Nusra. Nước Nga không bỏ rơi họ”, Tướng Gerasimov tuyên bố về trách nhiệm với nước đồng minh.
Cùng với việc điều chuyển lực lượng, trang bị vũ khí tối tân, hiện đại mới, điện Kremlin cũng đang để ngỏ khả năng hành động đơn phương tại Syria nếu như không nhận được phản hồi của Mỹ về việc tổ chức cuộc họp khẩn với các đại diện của Mỹ nhằm thống nhất về cơ chế kiểm soát lệnh ngừng bắn tại Syria.
“Nếu Nga không nhận được phản hồi của Mỹ, kể từ ngày 22/3, chúng tôi sẽ đơn phương thực hiện theo các điều khoản nêu trong hiệp định ngừng bắn”, trung tướng Sergei Rudskoi khẳng định.
Truyền thông Anh ngay sau đó đã dẫn lời một quan chức Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ khẳng định Washington đã từ chối lời đề nghị của Moskva về cuộc phối hợp giữa 2 bên trong vấn đề Syria. Điều này có thể khiến Nga buộc phải đưa quân trở lại trên chiến trường để giành thêm ảnh hưởng.
Rõ ràng điện Kremlin đang tiếp tục giăng bẫy và có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với các đối tượng phần hung hăng, hiếu chiến ở Syria.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Lính thủy Đánh bộ Mỹ: Đạo quân có "1-0-2" trên thế giới
Theo Business Insider hiếm có một lực lượng vũ trang nào trên thế giới sở hữu khả năng tác chiến như Lính thủy Đánh bộ Mỹ.
Lính thủy Đánh bộ Mỹ có vai trò không thể thay thế trong mọi cuộc chiến có sự tham gia của Quân đội Mỹ. Với khả năng tham chiến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Trong ảnh Hạ sĩ Justin Dudley - xạ thủ súng máy trên một chiếc trực thăng UH-1Y thuộc Lữ đoàn viễn chinh số 3 trong đợt tập trận tại Crow Valley vào tháng 9/2014. Nguồn ảnh: Business Insider
Trong ảnh là Hạ sĩ Daniel Hopping thuộc Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 7 cùng đơn vị của mình trong một nhiệm vụ tại tỉnh Helmand, Afghanistan vào tháng 4/2014. Nguồn ảnh: Business Insider
Không giống như các binh chủng khác, Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ được trang bị đủ sức mạnh để có thể hiện diện ở khắp mọi nơi từ trên biển, trên đất liền cho đến trên không. Ảnh: Chuẩn hạ sĩ Griffin Forrester bên cạnh tổ đội cối 60mm của mình trong một đợt huấn luyện tại căn cứ Pendleton, California. Nguồn ảnh: Business Insider
Đơn vị viễn chinh số 15 thuộc Lính thủy Đánh bộ Mỹ chèo xuồng cao su ra khỏi tàu tấn công đổ bộ USS Essex trong một đợt huấn luyện ngoài khơi San Diego. Nguồn ảnh: Business Insider
Hình ảnh lính thủy đánh bộ Mỹ huấn luyện nhảy dù từ trực thăng UH-1Y tại căn cứ không quân trên Vịnh Kaneohe. Nguồn ảnh: Business Insider
Khoảng thời gian khó khăn nhất đối với mỗi lính thủy đánh bộ Mỹ là trải qua đợt huấn luyện cơ bản tại căn cứ Pendleton hay còn được gọi là trại Pendleton. Nguồn ảnh: Business Insider
Mỗi lính thủy đánh bộ Mỹ đều được huấn luyện để có thể đối mặt với mọi thử thách trên chiến trường và thực hiện mọi nhiệm vụ khi được giao. Nguồn ảnh: Business Insider
Trong ảnh là xe tấn công đổ bộ AAV7A1 di chuyển ra khỏi tàu tấn công đổ bộ USS Bataan trong đợt huấn luyện đổ bộ trên biển. Nguồn ảnh: Business Insider
Máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey triển khai một đơn vị lính thủy đánh bộ hỗn hợp Mỹ và Philippine trong một đợt tập trận chung giữa hai nước tại căn cứ không quân Basa, Philippine. Nguồn ảnh: Business Insider
Một nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ quan sát vụ nổ trong đợt tập trận chung giữa Mỹ và Philippine tại Crow Valley vào tháng 10 năm ngoái. Nguồn ảnh: Business Insider
Các binh sĩ thuộc đơn vị viễn chinh số 15 Lính thủy Đánh bộ Mỹ tham gia đợt huấn luyện tuần tra trên biển bằng tàu cao tốc ngoài khơi căn cứ Pendleton vào đầu năm 2015. Nguồn ảnh: Business Insider
Ngoài chiến đấu, lính thủy đánh bộ Mỹ còn thực hiện khá nhiều nhiệm vụ khác như tham gia hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn và cả chữa cháy trong tình huống khẩn cấp. Nguồn ảnh: Business Insider
Đơn vị lính thủy đánh số 12 của Mỹ thực hành bắn đạn thật với lựu pháo M777-A2 tại trung tâm huấn luyện Twentynine Palms vào tháng 1/2015. Nguồn ảnh: Business Insider
Hình ảnh một đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ huấn luyện tác chiến tại trung tâm huấn luyện Twentynine Palms. Nguồn ảnh: Business Insider
Trực thăng hải quân MH-60S thuộc Hải quân Mỹ tham gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn ngoài khơi Vịnh Agat, Đảo Guam. Nguồn ảnh: Business Insider
Theo_Kiến Thức
Bí ẩn quanh trạm không gian nghi là căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Argentina Trung Quốc đang xây một trạm không gian bí mật nằm sâu trong khu vực Patagonia ở Argentina theo thỏa thuận 4 năm trước. Dự kiến, căn cứ này sẽ hoàn tất vào cuối năm nay và bị nghi là sử dụng nhiều hơn cho mục đích quân sự. Vùng Patagonia của Argentina. (Ảnh: Alamy) Cách đây 4 năm, lãnh đạo Trung Quốc...