Nga tiếp thêm sức mạnh cho xe tăng bay Su-25
Cường kích Su-25SM3 Nga sẽ tiếp tục chứng tỏ uy lực trên chiến trường nhờ những nâng cấp quan trọng ở cả tính năng phòng thủ lẫn tấn công.
Cường kích Su-25SM3 sẽ có uy lực đáng gờm sau khi nâng cấp. Ảnh: National Interest
Không quân Nga tháng 4 này dự kiến bắt đầu thử nghiệm vận hành cường kích yểm trợ hỏa lực tầm gần Sukhoi Su-25SM3. Một quan chức lực lượng không quân vũ trụ Nga cho biết nhà chức trách nước này hy vọng chiếc máy bay nâng cấp có thể được biên chế vào cuối năm nay, theo National Interest.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar, biến thể Su-25SM3 hiện đại hóa có tích hợp một loạt thiết bị cảm biến và các cơ chế phòng thủ nâng cao, giúp chiếc cường kích mang biệt danh “ xe tăng bay” này có thể tự tin phô diễn uy lực trên mọi chiến trường ngày nay. Trọng tâm của gói nâng cấp là hệ thống phòng thủ điện tử Vitebsk do Viện nghiên cứu Samara, Nga, phát triển.
Hệ thống Vitebsk bao gồm một radar cảnh báo sớm, một mạng lưới cảnh báo tên lửa bằng tia tử ngoại và một thiết bị gây nhiễu mạnh. Theo một số nguồn tin, bộ trang bị phòng thủ này không chỉ sở hữu thiết bị gây nhiễu radar mà còn có một hệ thống giúp làm mù tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại, tương tự gói Đối kháng Hồng ngoại Chung của tập đoàn Northrop Grumman, Mỹ, và các mồi bẫy nhiệt. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ cường kích Su-25SM3 khỏi mọi mối đe dọa từ tên lửa vác vai Stinger cho đến tên lửa Patriot hiện đại.
Theo nhật báo Izvestia, Nga, Vitebsk cũng có thể tự động nhận diện và định vị chính xác các thiết bị phát sóng đe dọa đến máy bay. Những dữ liệu này sau đó sẽ được chuyển đến một hệ thống vũ khí, chẳng hạn như tên lửa chống bức xạ Kh-58, để xử lý, loại bỏ mối đe dọa, đảm bảo an toàn cho máy bay.
Bên cạnh khả năng phòng thủ, năng lực tấn công của cường kích Su-25SM3 cũng sẽ vượt trội hơn trước nhờ trang bị một hệ thống khóa mục tiêu quang điện tử mới với tên gọi SALT-25.
Hệ thống cảm biến này giúp phi công Su-25SM3 phát hiện và theo dõi bộ binh đối phương ở khoảng cách lên đến vài km, bất kể ngày đêm, ở mọi điều kiện thời tiết, kể cả khi xảy ra bão tuyết.
Nga dường như còn tích hợp cả chức năng truyền video theo thời gian thực cho cường kích Su-25SM3, tương tự hệ thống ROVER mà Lầu Năm Góc trang bị cho hầu hết các tiêm kích cải tiến thế hệ 4 trong kho vũ khí Mỹ.
Video đang HOT
ROVER do Mỹ phát triển từ năm 2002 nhằm hỗ trợ các lực lượng bộ binh quan sát phi cơ hoặc máy bay không người lái (UAV) địch theo thời gian thực nhờ bộ cảm biến truyền hình ảnh trực tiếp từ trên không xuống các máy tính xách tay đặt dưới mặt đất.
Giới chức quân đội Nga cũng củng cố sức mạnh cho cường kích Su-25SM3 bằng một loạt vũ khí hiện đại, điển hình là các vũ khí dẫn đường chính xác thế hệ mới. Trong số đó, đáng chú ý hơn cả là bom chùm RBC SPBE 500-D. Các oanh tạc cơ siêu thanh Su-24 Fencer của Nga từng dùng chúng ở chiến trường Syria.
Bom chùm RBC SPBE 500-D gồm 6 quả bom thông minh SPBE nhỏ. Mỗi quả bom nhỏ này lại là một vũ khí chống tăng dẫn đường bằng hồng ngoại lắp đầu đạn xuyên phá uy lực lớn, đủ sức xuyên thủng lớp giáp dày 150-160 mm hoặc xuyên qua nóc xe tăng.
Theo Majumdar, nhiều khả năng chiếc cường kích có từ thời Liên Xô này vẫn sẽ chứng tỏ được uy lực mạnh mẽ trên chiến trường thế kỷ 21, khi đối thủ của nó, cường kích A-10 Warthog Mỹ, sẽ bị cho nghỉ hưu vào năm 2022.
Duy Sơn
Theo VNE
Nhìn mặt Sukhoi Su-27 đánh chặn máy bay do thám Mỹ
Sự kiện máy bay Sukhoi Su-27 Nga máy bay do thám RC-135 của Mỹ trên không phận Baltic tiếp tục tạo nên căng thẳng giữa hai "ông lớn".
Theo hãng tin CNN, hôm 29/4, một máy bay Sukhoi Su-27 đã tiến hành "nhào lộn" ngay gần máy bay RC-135 đang thực hiện phi vụ bay thám sát trên không phận quốc tế vùng biển Baltic. Ngay sau đó, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng việc chiến đấu cơ Su-27 của Nga chặn máy bay do thám Mỹ trên Biển Baltic có thể dẫn đến leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ.
Các quan chức Mỹ đã đưa ra tuyên bố rằng, việc chiếc Su-27 đánh chặn máy bay do thám Mỹ là "không an toàn và không chuyên nghiệp". "Động thái chặn không an toàn và không chuyên nghiệp trên không tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại và tổn thương cho tất cả các phi hành đoàn. Hơn thế nữa, hành động không an toàn và không chuyên nghiệp của một phi công có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng không cần thiết giữa hai quốc gia", phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố. Ảnh máy bay do thám RC-135 của Mỹ.
Đáp lại, đại diện Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố:"Chúng tôi đã bắt đầu quen với những lời lăng mạ của Lầu Năm Góc về cáo buộc "phô diễn" của chiến đấu cơ Nga khi "chặn những chiếc máy bay do thám của Mỹ phía trên biên giới Nga "một cách không chuyên nghiệp".
Tướng Konashenkov lưu ý rằng máy bay do thám của Mỹ thường xuyên lẻn đến gần biên giới Nga trong trạng thái tắt liên lạc. Do đó, lực lượng phòng không buộc phải cho tiêm kích cất cánh bay lên để xác định trực quan xem đó là loại máy bay gì, có số hiệu như thế nào. Ảnh: Tiêm kích Su-27 "nai nịt đầy đủ vũ khí".
Đây không phải là lần đầu tiên chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Nga thực hiện phi vụ đánh chặn trên vùng biển Baltic trước các máy bay Mỹ và NATO. Ngày 25/1/2016, máy bay Su-27 đã thực hiện đánh chặn máy bay do thám RC-135 Mỹ trên vùng biển Đen; ngày 7/4/2015 một vụ tương tự diễn ra ở biển Baltic; ngày 23/4/2015 Su-27 đã xuất kích chặn chiếc RC-135U của Mỹ hoạt động trên không phận quốc tế gần biển Okhotsk.
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 là tiêm kích đa năng thế hệ 4 được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu chiếm ưu thế trên không, phòng không bảo vệ không phận, tuần tra tầm xa, hộ tống...và có thể tham gia không kích khi cần. Đây là thiết kế huyền thoại của Cục thiết kế OKB Sukhoi, là nền tảng cho nhiều mẫu máy bay hiện đại nhất hiện nay như Su-30, Su-34 và Su-35.
iện nay, Sukhoi Su-27 vẫn đóng vai trò "xương sống" trong Không quân Nga và Hải quân Nga. Tương lai khoảng 10 năm nữa thì có lẽ chúng mới rút dần nhường chỗ cho các "đàn em" Su-30SM, Su-30M2 và Su-35S.
Tính tới tháng 1/2014, Không quân Nga có trong biên chế 359 chiếc Su-27 gồm: 225 Su-27S; 70 Su-27SM; 12 Su-27SM3 và 52 Su-27UB. Toàn bộ các máy bay Su-27S sẽ sớm nâng cấp lên chuẩn SM3.
Về phía Hải quân Nga, lực lượng này hiện có trong tay 53 chiếc Su-27.
Tiêm kích Su-27 được trang bị hai động cơ phản lực AL-31F cho tốc độ bay tối đa Mach 2,35 (2.600km/h), tầm bay 3.530km, trần bay 19.000m, vận tốc leo cao 300m/s.
Dù có trọng lượng rất lớn, lên tới 30 tấn (mang đủ nhiên liệu vũ khí), nhưng Su-27 được đánh giá rất cao khả năng cơ động, thao diễn trên không. Nói cách khác, đó là máy bay rất nhanh nhẹn và cũng rất lớn. Ảnh: Su-27 của Phi đội bay biểu diễn "Hiệp sĩ Nga".
Su-27 có khả năng triển khai 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo.
Theo_Kiến Thức
Nga chuẩn bị đón ""xe tăng bay" Su-25SM3 mới Không quân Nga sẽ thử nghiệm mẫu chiến đấu cơ hỗ trợ trên không Sukhoi Su-25SM3 Frogfoot nâng cấp vào cuối tháng 4. Nếu quá trình thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, những chiếc Su-25SM3 đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế ngay vào cuối năm nay. Không quân Nga được cho là sẽ mua hơn 40 chiếc Su-25SM3, sản xuất tại...