Nga tiêm vaccine Covid-19 diện rộng từ tuần sau
Putin yêu cầu giới chức y tế bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng từ tuần sau, cho biết Nga đã sản xuất gần hai triệu liều Sputnik V.
“Tôi yêu cầu bà sắp xếp công việc để chúng ta bắt đầu tiêm chủng trên quy mô lớn trước cuối tuần sau”, Tổng thống Putin nói với Phó thủ tướng Tatyana Golikova trong cuộc họp trực tuyến từ Novo-Ogaryovo hôm nay.
Putin nhấn mạnh giáo viên và nhân viên y tế sẽ là những người đầu tiên được tiêm vaccine. Tiêm chủng được thực hiện theo cơ sở tự nguyện và công dân Nga sẽ được tiêm miễn phí.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Putin tham gia một buổi lễ bằng hình thức trực tuyến từ Novo-Ogaryovo ngày 2/12. Ảnh: Tass.
Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 2,3 triệu ca nhiễm và hơn 41.000 người chết. Giống nhiều nước châu Âu, ca nhiễm ở Nga gia tăng trong thời gian gần đây nhưng tốc độ lây lan đã chậm lại sau khi đạt đỉnh hôm 27/11. Nga không phong tỏa toàn quốc trong làn sóng Covid-19 thứ hai mà ưu tiên áp hạn chế với từng khu vực tùy theo mức độ rủi ro.
Điện Kremlin đã đảm bảo rằng người Nga là những người đầu tiên được tiêm vaccine, đồng thời Moskva cũng thảo luận về các thỏa thuận cung cấp vaccine cho những nước khác. “Ưu tiên tuyệt đối là người Nga”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Hồi tháng 8, Nga đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn ba. Khoảng 40.000 tình nguyện viên sau đó đã tham gia thử nghiệm. Nga tuần trước cho biết Sputnik V đạt hiệu quả 95%. Vaccine dự kiến có giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế với nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại khác.
Nga tuyên bố vaccine Sputnik V hiệu quả 95%
Nga cho biết Sputnik V, loại vaccine Covid-19 do nước này phát triển, đạt hiệu quả 95% theo phân tích lần thứ hai về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng.
Thông báo hôm nay từ Bộ Y tế Nga, Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) cho hay các tính toán dựa trên dữ liệu sơ bộ thu được 42 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất (21 ngày sau liều thứ hai). Đối với dữ liệu thu thập được 28 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất (7 ngày sau liều thứ hai), hiệu quả của vaccine Sputnik V được ghi nhận là 91,4%.
Các mẫu vaccine Sputnik V do Trung tâm Gamaleya ở Moskva, Nga, nghiên cứu và phát triển. Ảnh: Reuters .
Hiện có khoảng 40.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm Sputnik V Giai đoạn ba, trong đó hơn 22.000 người đã tiêm liều đầu tiên và khoảng 19.000 người đã tiêm cả hai liều. Tính toán dựa trên phân tích dữ liệu đối với những tình nguyện viên đã tiêm cả hai liều. Chưa có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong quá trình thử nghiệm và công tác giám sát vẫn được duy trì.
Trung tâm Gamaleya, cơ sở nghiên cứu và phát triển vaccine Sputnik V, dự kiến công bố dữ liệu nghiên cứu tạm thời lên một trong những tạp chí y khoa quốc tế hàng đầu. Sau khi hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba, họ sẽ cung cấp quyền tiếp cận báo cáo thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.
Thông báo của các nhà phát triển cho biết thêm rằng vaccine hai liều Sputnik V dự kiến có giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế và miễn phí cho công dân Nga. Nhiệt độ bảo quản vaccine là 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại vaccine khác.
Nga hồi tháng 8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19, khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Sputnik V giúp tạo hệ miễn dịch bền vững, dù chưa hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba. Hai tháng sau, nước này tiếp tục cấp phép cho loại vaccine Covid-19 thứ hai có tên EpiVacCorona, do Viện virus học Vector phát triển.
Thế giới đang tràn đầy hy vọng đánh bại Covid-19 nhờ những dấu hiệu tích cực trong công tác phát triển vaccine. Hãng công nghệ sinh học Mỹ Moderna thông báo vaccine mRNA-1273 tiềm năng của họ cũng đạt hiệu quả gần 95%, tương đương mức độ hiệu quả của loại vaccine do hãng dược phẩm Mỹ Pfizer hợp tác phát triển cùng đối tác BioNTech từ Đức.
Hàn Quốc sẽ sản xuất 150 triệu liều vaccine Covid-19 Nga mỗi năm Hãng GL Rapha của Hàn Quốc sẽ sản xuất hơn 150 triệu liều Sputnik V mỗi năm, một trong những thỏa thuận sản xuất vaccine Nga lớn nhất. Nga đang tăng cường năng lực sản xuất vaccine Covid-19 để phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời đạt được các thỏa thuận sản xuất tới 500 triệu liều mỗi năm ở các nước...