Nga tiêm vaccine Covid-19 cho toàn quân
Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu cho biết Nga lên kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 400.000 quân nhân, dự kiến hoàn thành 20% mục tiêu vào cuối năm.
“Theo chỉ thị của Tổng thống (Vladimir Putin), việc tiêm chủng cho quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang Nga đã bắt đầu. Tổng cộng 400.000 quân nhân sẽ được tiêm vaccine (Covid-19) theo kế hoạch”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói trong cuộc họp với các tướng lĩnh ngày 27/11.
Bộ trưởng Shoigu cho biết hơn 2.500 quân nhân Nga đã được tiêm vaccine Covid-19, dự kiến 80.000 người sẽ được tiêm vào cuối năm. Quân đội Nga đang nghiên cứu sử dụng huyết thanh của các quân nhân có kháng thể bậc cao với nCoV sau khi tiêm phòng để điều trị cho những người bị nhiễm. “Hơn 500 quân nhân đã tiêm phòng tham gia nghiên cứu này”, Shoigu nói.
Vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: RDIF .
Video đang HOT
Nga đang nghiên cứu một số loại vaccine Covid-19 trong bối cảnh ghi nhận số ca nhiễm tăng cao từ cuối tháng 9. Giới chức Nga không ban lệnh phong tỏa mà triển khai các biện pháp ngăn nCoV khác nhau tùy vào địa phương.
Quỹ Đầu tư Trực tiếp (RDIF) của Nga cho biết hãng dược phẩm Ấn Độ Hetero sẽ sản xuất hơn 100 triệu liều vaccine Sputnik V mỗi năm. Viện Vector, đơn vị phát triển vaccine Covid-19 thứ hai của Nga mang tên EpiVacCorona, cho biết người được tiêm không miễn dịch trọn đời với nCoV, cần tiêm bổ sung sau hai mũi đầu 6-10 tháng và sau đó là ba năm một lần.
Alexander Ryzhikov, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bệnh cúm và bệnh truyền nhiễm từ động vật của viện Vector, cho biết cơ sở nghiên cứu này sẵn sàng sản xuất 5 triệu liều vaccine Covid-19 mỗi năm.
Phó thị trưởng Moskva Anastasia Rakova cho biết 1.500-1.700 người nhập viện vì nCoV mỗi ngày. “Tình hình ở Moskva vẫn rất căng thẳng, hôm nay chúng tôi ghi nhận kỷ lục mới”, Rakova nói về 7.918 ca nhiễm mới ở Moskva, song khẳng định thành phố còn 5.000 giường bệnh và 12 trung tâm chụp cắt lớp vi tính (CT) mới mở để hỗ trợ bệnh nhân 24/7.
Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 61,4 triệu ca nhiễm, hơn 1,4 triệu ca tử vong và hơn 42,4 triệu người đã bình phục. Nga là vùng dịch lớn thứ 4 thế giới với hơn 2,2 triệu ca nhiễm và gần 39.000 ca tử vong.
Nhà phát triển Sputnik V gợi ý kết hợp vaccine Astrazeneca nhằm tăng hiệu quả
Các nhà sáng chế vaccine ngừa COVID-19 của Nga đã gợi ý hãng dược phẩm AstraZeneca nên thử nghiệm kết hợp vaccine của hãng này với Sputnik V để "tăng cường hiệu quả".
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài Sputnik, vaccine do AstraZeneca phối hợp với đại học Oxford phát triển đã chứng minh hiệu quả 62%, khiêm tốn hơn nhiều so với mức trên 90% trong các thử nghiệm hai loại vaccine của Mỹ và một vaccine của Nga đã được công bố trước đó.
Bày tỏ trong một dòng trạng thái Twitter ngày 27/11, các nhà sáng chế Nga đã đề xuất kết hợp hai loại vaccine khác nhau, bao gồm Sputnik V và vaccine của AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford sản xuất để nhằm tăng tính hiệu quả.
Cả hai loại vaccine này đều dựa vào công nghệ vector adenovirus đưa một phần bộ gen của virus SARS-CoV-2 vào tế bào. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng ở chỗ Sputnik V sử dụng adenovirus của người, trong khi vaccine của AstraZeneca dựa trên adenovirus cơ thể một con tinh tinh.
Trước đó, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) - dẫn đầu nhóm nghiên cứu Sputnik V - đã từng đề cập tính hiệu quả trong việc sử dụng vector adenovirus từ người là đáng kể, trong khi adenovirus từ tinh tinh tương đối mới và chưa được nghiên cứu toàn diện.
Đề xuất của các nhà phát triển vaccine Nga được đưa ra sau khi AstraZeneca thông báo vào ngày 26/11 họ sẽ xem xét thực hiện một thử nghiệm mới cho ứng viên vaccine sau khi thử nghiệm ban đầu chỉ cho hiệu quả 62%.
Ngày 23/11, AstraZeneca cũng tiết lộ vaccine AZD1222 của họ đã cho ra kết quả đạt 90% hiệu quả khi bệnh nhân tiêm nhầm nửa liều trong lần tiêm đầu tiên, sau đó là liều thứ hai thay vì phải tiêm cả hai liều đầy đủ.
"Để xác nhận kết quả trên, chúng tôi cần thực hiện thêm các nghiên cứu bổ sung", Giám đốc điều hành của AstraZeneca, ông Pascal Soriot, kết luận.
Vaccine Sputnik V sản xuất tại Ấn Độ Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và công ty dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ Hetero đã nhất trí mỗi năm sản xuất hơn 100 triệu liều vaccine Sputnik V phòng bệnh COVID-19 tại quốc gia Nam Á này. Thông tin trên được công bố ngày 27/11 tại tài khoản Sputnik V trên Twitter. Mẫu vaccine Sputnki-V do Nga nghiên cứu,...