Nga: Thực phẩm nhập khẩu bất ngờ “nhiễm độc” hàng loạt
Nga vừa bất ngờ ra lệnh cấm một loạt thực phẩm nhập khẩu từ châu Âu với lý do “nhiễm độc” sau khi nước này bị phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận mới
Trong bối cảnh các nước phương Tây đang áp đặt một loạt lệnh cấm vận mới đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, Moscow mới đây đã tung ra biện pháp trả đũa bằng cách cấm một loạt thực phẩm “nhiễm độc” nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong tuần này, cơ quan an toàn thực phẩm Nga Rosselkhoznadzor bất ngờ tuyên bố toàn bộ các nông sản, thực phẩm nhập khẩu như sữa, pho mát và hành của Ukraine, đào của Hy Lạp, mận của Serbia, táo và bắp cải Ba Lan, thịt Tây Ban Nha đều bị nhiễm độc hoặc có các loại vi khuẩn nguy hiểm khác.
Nhiều nông sản nước ngoài nhập khẩu vào Nga bất ngờ “nhiễm độc”
Trong những tuần gần đây, trong khi châu Âu và Mỹ bàn bạc các biện pháp cấm vận mới, Rosselkhoznadzor gần như mỗi ngày đều công bố một loại thực phẩm nhập khẩu “độc hại” đối với người tiêu dùng Nga và thẳng tay cấm các loại sản phẩm này.
Hồi thứ Sáu tuần trước, Ba Lan trở thành nạn nhân của scandal thực phẩm “nhiễm độc” này khi rau quả của họ bị cấm nhập khẩu vào Nga vì “nhiều lần vi phạm” các quy định an toàn thực phẩm. Với quyết định này, Ba Lan mất đi một thị trường xuất khẩu nông sản trị giá hơn 1,3 tỉ USD mỗi năm.
Video đang HOT
Trước đó, cơ quan này đã ra lệnh cấm nhập khẩu khoai tây, đậu nành, nước hoa quả, rau quả đóng hộp, sữa, pho mát và các nông sản khác của Ukraine vì có dư lượng thuốc trừ sâu hoặc vi phạm các quy định về nhãn hiệu.
Rosselkhoznadzor đang đe dọa sẽ cấm cửa sữa bột của Latvia, gà với rượu bourbon của Mỹ và toàn bộ thực phẩm của Ukraine.
Lý do mà cơ quan này đưa ra đều giống nhau, đó là để bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng chứ không phải là vì động cơ chính trị. Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp của Quốc hội Nga Nikolai Pankov còn tuyên bố: “Ukraine là đất nước đang có chiến tranh, tại sao chúng tôi phải nhập khẩu thịt của những con vật bị chết vì đạn cối?”
Chuyên gia phân tích chính trị Nga Konstantin Kalachev thì lại có cách nhìn khác: “Rõ ràng, đây thực tế là phản ứng của Nga trước lệnh cấm vận của phương Tây, và là một hình thức khác của chính sách ngoại giao. Tất cả những biện pháp này giống như hành động trả thù những quốc gia bị coi là thù địch”.
Nga đang phải hứng chịu nhiều lệnh cấm vận vì bị cáo buộc ủng hộ phe ly khai Ukraine
Năm 2006, Nga từng ra lệnh cấm rượu vang của Gruzia sau khi nước này tìm cách theo đuổi chính sách thân phương Tây, và lệnh cấm này chỉ được dỡ bỏ hồi năm ngoái.
Gần đây hơn, Moscow cũng ra lệnh cấm thịt, hoa quả và rượu của Moldova sau khi nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này ký một thỏa thuận thương mại với EU vào hồi tháng Sáu.
Sau các lệnh cấm gần đây của Nga, người khổng lồ đồ ăn nhanh McDonald đã bắt đầu phải hứng chịu những hậu quả đầu tiên. Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Nga đã đề nghị tòa án cấm một loạt sản phẩm của McDonald vì in sai thành phần dinh dưỡng trên bao bì và không đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm.
McDonald bắt đầu xâm nhập vào Nga từ năm 1990 và hiện đã có 430 cửa hàng trên cả nước. Họ đã rất bất ngờ khi được thông báo về đề nghị này của Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Nga.
Chuyên gia Kalachev nhận định: “Không chỉ gây ra ảnh hưởng về kinh tế, những biện pháp này của Nga còn có tác dụng tuyên truyền rất lớn nhằm thể hiện sự tự lực tự cường của Nga trong việc thay thế các sản phẩm nhập khẩu”.
Ông Kalachev nói rằng các biện pháp trên nhận được sự ủng hộ của đa số dân chúng Nga vì họ cảm thấy họ không hề bị ảnh hưởng gì bởi những lệnh cấm của chính phủ trước các loại thực phẩm “nhiễm độc” này.
Theo Khampha
Mỹ gia hạn cấm vận kinh tế với Triều Tiên thêm 1 năm
Theo Đài KBS, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 20/6 (theo giờ địa phương) cho hay Washington sẽ gia hạn thực hiện cấm vận kinh tế với Triều Tiên thêm 1 năm.
Quang cảnh một cuộc tập trận bắn đạn thật của Triều Tiên. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Qua thông cáo gửi lên Quốc hội, Tổng thống Obama cho biết Triều Tiên là mối đe dọa đặc biệt với Mỹ nên cần thêm 1 năm nữa để tiếp tục thực hiện các biện pháp cấm vận kinh tế với Bình Nhưỡng.
Tổng thống Obama nêu rõ lý do chính khiến Washington đưa Bình Nhưỡng vào danh sách "Đối tượng khẩp cấp quốc gia" là sự tồn tại vũ khí hạt nhân, nguy cơ phổ biến vật liệu phân hạch sử dụng cho vũ khí cũng như các chính sách, hành động của chính quyền Bình Nhưỡng tiếp tục gây bất ổn cho an ninh của Mỹ.
Mỹ thực hiện cấm vận kinh tế dựa trên Luật về quyền hạn kinh tế trong tình trạng khẩn cấp quốc tế (IEEPA).
IEEPA, được thông qua năm 1977, cho phép Tổng thống Mỹ được quyền phong tỏa tài sản nước ngoài ở Mỹ, cấm vận thương mại và tiến hành các biện pháp cần thiết khác để đối phó với những đe dọa bất thường hoặc đặc biệt đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại, hoặc những lợi ích kinh tế của Mỹ.
Theo Vietnam
"Đừng ăn gì, uống gì tại Bắc Kinh!" Hai hãng thực phẩm dành cho thú cưng nổi tiếng ở Mỹ là Petco và PetSmart vừa thông báo sẽ ngưng bán thực phẩm dành cho chó và mèo được sản xuất tại Trung Quốc (TQ). Họ không muốn khách hàng bốn chân... phát bệnh vì ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Bắc Kinh mù mịt vì ô nhiễm -Ảnh: Reuters Nhiều tháng...