Nga thực hiện gần 250 cuộc diễn tập quân sự trong 6 tháng qua
Lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành gần 250 cuộc diễn tập quân sự trong thời gian từ 1-12-2013 đến 31-5 năm nay, theo thông tin từ bộ quốc phòng Nga hôm 1-6.
“Nhìn chung, trong đợt diễn tập mùa đông, có khoảng 5.000 bài diễn tập tấn công bằng phương tiện quân sự, khoảng 8.000 bài tấn công hoả lực, 135 bài tập chiến thuật kết hợp và khoảng 100 bài tập điều lệnh – thực hiện”, bộ quốc phòng Nga đưa tin.
Quân đội Nga đã thực hiện gần 250 cuộc diễn tập quân sự trong 6 tháng qua
Đặc biệt, những cuộc tập trận bất ngờ được nhận lệnh bởi tổng thống Putin trong khoảng thời gian từ 26-2 đến 3-3, ở miền đông nước Nga đã giúp “đánh giá khách quan quá trình tiến bộ trong việc tổ chức quân đội, ảnh hưởng của binh lính, việc luyện tập và chuẩn bị cho các nhiệm vụ tấn công của các đơn vị phản ứng nhanh”.
Video đang HOT
Ngoài ra, số đạn dược được tiêu thụ cũng tăng lên từ 3 – 5 lần trong tất cả các bài diễn tập tấn công thực tế theo lệnh của bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Điều này làm tăng đáng kể số lượng binh linh tham gia thao diễn trong các bài tập quân sự.
Theo ANTD
NATO tham vọng hợp nhất sức mạnh không quân nội khối
Hiện nay, NATO đang xây dựng cho mình một dự án tiêu chuẩn mới, nhằm làm cho máy bay của các quốc gia trong tổ chức này có thể sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác cao của các quốc gia hoặc các nhà sản xuất khác nhau.
Theo tin cho biết, dự thảo biên bản ghi nhớ công tác tiêu chuẩn hóa hạng mục này có thể sẽ được công bố trong năm 2014.
Nhóm công tác "Hợp nhất vũ khí thông thường của NATO" (NUAI), được thành lập bởi các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia, đã tổ chức hội nghị vào tháng 2 vừa rồi tại Anh, để xem xét tình hình tiến triển hạng mục dự án do Canada đứng đầu, nhằm đạt mục đích tới năm 2015 sẽ thông qua dự thảo ghi nhớ đã xây dựng trong nửa đầu năm 2014.
Trong hành động quân sự của của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nhằm lật đổ chính quyền Gaddafi tai Libya năm 2011, đã bộc lộ một số vấn đề về tương tác vũ khí quân sự của các thành viên trong tổ chức này.
Ví dụ như, trong chiến dịch kéo dài 7 tháng, một số quốc gia NATO tham chiến đã lộ rõ vấn đề thiếu hụt các loại vũ khí tấn công chính xác cao. Do đó, họ đề xuất xây dựng chương trình vũ khí này nhằm giải quyết vấn đề hạn chế trên, còn tiêu chuẩn hóa vũ khí là hạng mục thứ nhất trong bản kế hoạch gồm 2 mục này.
Hạng mục công tác thứ 2 do Đan Mạch đứng đầu, đã thiết lập một hệ thống khung về tăng cường hợp tác trong sản xuất, lưu giữ và bảo vệ vũ khí liên quốc gia, được gọi là "Kế hoạch hợp tác đạn dược".
Máy bay chiến đấu F-16
Đức cũng đã tham gia vào chương trình này, người phát ngôn bộ quốc phòng nước này cho biết: "Các vấn đề mang tính khái niệm của dự án này đã được xây dựng xong, một số hạng mục độc lập của kế hoạch này giờ đã có thể trở thành hiện thực".
Trong khuôn khổ hạng mục công tác thứ 2, Đan Mạch và Hà Lan hiện đang thực hiện một dự án, hai nước sẽ hợp nhất kế hoạch mua sắm đạn dược cho các loại xe thiết giáp của mình, bao gồm cả xe chiến đấu bộ binh CV90, sử dụng đạn 35mm.
Dự thảo bản ghi nhớ liên quan đến NUAI của NATO có thể sẽ được chuyển đến các nước thành viên trong những tuần tới, nhưng chắc chắn nó chưa thể gây được sự chú ý của các nước trong nội khối ngay lập tức như "Kế hoạch hợp tác đạn dược".
"Hợp nhất vũ khí thông thường của NATO", dựa trên phần mềm "Hợp nhất vũ khí thông thường" do Mỹ nghiên cứu và phát triển, đã được tiến hành thử nghiệm trên máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chưa được đưa vào sử dụng.
Tuy NUAI có thể chưa gây được sự chú ý ngay lập tức của các thành viên trong khối, nhưng nó đã nhận được sự quan tâm của đại đa số lực lượng không quân các quốc gia chủ chốt trong NATO.
Ngoài Canada là nước đứng đầu dự án ra, Anh, Pháp, Đức, Ý, Na Uy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, kể cả nước không thuộc thành viên của khối này như Thụy Điển cũng đã tham gia vào dự án. Được biết, chương trình này có thể sẽ được mở rộng ra các quốc gia khác ngoài tổ chức này.
Theo ANTD
Mỹ cố điều hướng tranh chấp Trung - Nhật Trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, ông Chuck Hagel đang tự thấy mình đứng giữa một cuộc cãi vã có lẽ không bao giờ dứt. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (phải) cùng người đồng nhiệm Nhật Bản, Itsunori Onodera Lần đầu tiên, hôm 7-4-2014, Trung Quốc chủ trì Hội nghị chuyên...