Nga thực hiện chuyến bay tốc hành lịch sử vào vũ trụ
3 nhà du hành vũ trụ hôm nay 29/3 đã được tên lửa Nga đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), trong chuyến đi lịch sử “đuổi theo vũ trụ”, được dự kiến kéo dài chỉ có 6 tiếng đồng hồ, thay vì hơn 2 ngày như trước đây.
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga rời bệ phóng tại trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
2 nhà du hành người Nga và 1 nhà du hành người Mỹ đã được phóng thành công từ trung tâm vũ trụ Baikonur của Nga tại Kazakhstan, thực hiện chuyến đi dự kiến kéo dài chỉ 6 giờ, rút ngắn rất nhiều so với thời gian hơn hai ngày trước đây.
Theo thông tin mới nhất, nhóm các du hành gia Nga-Mỹ đã lên tới ISS, sau chuyến bay tốc hành vào vũ trụ, kéo dài chưa đầy 6 tiếng. Đây là chuyến đi nhanh nhất từ trước tới nay của con người từ trái đất lên trạm vũ trụ quốc tế. Theo hình ảnh được phát trực tiếp trên truyền hình Nga, hai du hành gia Nga và nhà du hành Mỹ đã mở cửa khoang tàu Soyuz-TMA và “trôi” vào ISS trong sự đón chào nồng nhiệt của 3 nhà du hành hiện đang ở trên trạm vũ trụ.
Các nhà du hành đã rời đi khi trời vẫn còn tối, từ chính nơi nhà du hành vũ trụ nổi tiếng Yuri Gagarin đã mở màn kỷ nguyên đưa con người vào vũ trụ vào năm 1961.
Các nhà du hành Nga Pavel Vinogradov và Alexander Misurkin cùng du hành gia Mỹ Chris Cassidy dự kiến sẽ lưu lại trên ISS trong 5 tháng tới sau khi đáp xuống trạm vào cuối ngày hôm nay 29/3.
Các bước đầu tiên của tiến trình phóng tên lửa Soyuz-FG đã hoàn thành và không có bất kỳ trục trặc nào, cơ quan điều khiển sứ mệnh tại Mátxcơva cho biết. Khoang tàu Soyuz-TMA đã đi vào quỹ đạo và sẵn sàng tăng tốc tới ISS.
Video đang HOT
Lần này tàu Soyuz sẽ chỉ bay quanh quỹ đạo Trái đất 4 vòng trước khi đáp xuống ISS. Trước đây tàu phải bay quanh quỹ đạo khoảng 30 lần mới có thể đáp xuống ISS.
3 nhà du hành thực hiện chuyến bay “tốc hành” đầu tiên tới ISS.
Chuyến bay “tốc hành” đầu tiên đưa người vào vũ trụ này diễn ra sau khi Nga đưa thành công 3 chuyến tàu tiếp tế Progress lên ISS vào tháng 8, tháng 10 và tháng 2 vừa qua theo chặng đường ngắn kéo dài chỉ có 6 giờ đồng hồ.
Chuyến đi ngắn, được các nhà bình luận truyền hình chính thức của NASA cho là “đuổi theo vũ trụ” có thể thực hiện được nhờ phóng Soyuz chỉ ngay sau khi ISS đi ngang qua.
Sau khi tiến vào quỹ đạo khoang tàu Soyuz chỉ còn 1.600km để “đuổi” theo ISS.
Chuyến đi và đáp thành công xuống ISS theo kiểu này sẽ là một khích lệ lớn cho chương trình vũ trụ của Nga, vốn gặp nhiều sự cố phóng hỏng vệ tinh trong suốt một năm qua. Tuy nhiên, cho đến nay các chuyến bay đưa người vào vũ trụ của Nga vẫn luôn suôn sẻ.
Vinogradov, du hành gia kỳ cựu, người đã thực hiện hai chuyến bay vũ trụ trước, cho biết tại cuộc họp báo trước khi tàu vũ trụ Soyuz được phóng đi, rút ngắn thời gian bay mang lại rất nhiều lợi ích cho phi hành đoàn. Đầu tiên, phi hành đoàn chỉ phải trải qua thời gian không trọng lượng đầy khó khắn sau 4-5 tiếng được phóng đi. Như vậy, họ sẽ chuẩn bị tốt hơn được khi thực hiện tiến trình khi đáp xuống ISS.
“Trong khoảng thời gian đầu tiên, phi hành đoàn cảm thấy hoàn toàn bình thường và làm việc được bình thường”, ông cho hay.
Ngoài ra, với thời gian bay được rút ngắn tàu Soyuz sẽ có thể vận chuyển vật liệu sinh học cho các cuộc thử nghiệm trên ISS kịp thời. Bởi nhiều vật liệu bị hỏng nếu thực hiện chuyến bay kéo dài 2 ngày.
“Với thời gian ngắn như vậy, phi hành đoàn thậm chí có thểm mang theo kem mà không bị tan chảy”, Vinogradov cho hay.
Theo Dantri
Mỹ phóng vệ tinh do thám tên lửa lên quỹ đạo
VZ đưa tin, Mỹ đã phóng và đưa lên quỹ đạo một vệ tinh do thám sẽ được sử dụng để phát hiện và cảnh báo về các vụ phóng tên lửa quân sự.
Tên lửa đẩy Atlas-5 đã đưa vệ tinh này lên quỹ đạo từ Trung tâm vũ trụ Canaveral, bang Florida vào 17h21 phút theo giờ địa phương (rạng sáng nay theo giờ Hà Nội).
Vệ tinh GEO-2 là một phần cấu thành Hệ thống trinh sát không gian hồng ngoại (space-based infrared system - SBIRS), được sử dụng để đảm bảo khả năng trinh sát hồng ngoại toàn cầu trong các lĩnh vực như cảnh báo phóng tên lửa, phòng thủ chống tên lửa và trinh sát kỹ thuật. Hiện nay, Hệ thống SBIRS bao gồm vệ tinh HEO-1 (High Elliptic Orbit Satellites) và HEO-2, đang bay theo quỹ đạo elip và có nhiệm vụ theo dõi các điểm trên trái đất, cũng như vệ tinh địa tĩnh GEO-1 được phóng vào năm 2011. Tất cả 4 vệ tinh đều do Công ty Lockhed Martin chế tạo.
Tên lửa đẩy Atlas-5 phóng đưa vệ tinh GEO-2 lên quỹ đạo
Vệ tinh GEO-2 được trang bị các cảm biến hồng ngoại với khả năng theo dõi cả ngày và đêm các mục tiêu được chỉ định trên trái đất, mà vị trí bố trí vẫn được Lầu Năm Góc giữ bí mật. Sau GEO-2, Mỹ dự định sẽ phóng lên quỹ đạo địa tĩnh thêm 2 vệ tinh tương tự nữa vào năm 2016.
Công ty đưa vệ tinh GEO-2, phiên bản giống GEO-1 đã được công ty United Launch Alliance kiểm chứng, lên vũ trụ là công ty liên doanh giữa Boeing và Lockhed Martin. Vệ tinh có trọng lượng 4,5 tấn.
Dự kiến, GEO-2 sẽ đi vào quỹ đạo của nó 10 ngày sau khi phóng. Sau đó, nó bắt đầu quá trình thử nghiệm trong nhiều tháng và tham gia vào các hoạt động cụ thể. Theo kế hoạch, GEO-1 đã trải qua các thử nghiệm cần thiết và trong năm 2013 sẽ đi vào hoạt động.
Jim Plano, Giám đốc chương trình SBRIS, thuộc Trung tâm hệ thống tên lửa không gian của Không quân Mỹ, cho biết: "Hiện nay hệ thống cảnh báo phát hiện sớm các vụ tấn công tên lửa có vai trò quan trọng đối với nước Mỹ không hề thua kém so với thời chiến tranh lạnh. Trên thế giới hiện chỉ có một số quốc gia sở hữu hệ thống tên lửa chiến thuật và chiến lược có khả năng đe dọa an ninh của nước Mỹ".
Nền tảng của việc xây dựng hệ thống SBRIS bắt đầu từ năm 1995. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống là do thám và truyền thông tin về các vụ phóng tên lửa của các quốc gia từ trên vũ trụ về trái đất.
Theo ANTD
Trung Quốc lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10 Ông Chu Kiến Bình, Tổng công trình sư chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc, đại biểu Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, hôm 6-3 cho biết, tàu "Thần Châu 10" sẽ được phóng vào quỹ đạo trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8-2013. Tàu vũ trụ Thần Châu 9 của Trung Quốc được phóng lên quỹ...