Nga thúc đẩy phát triển động cơ AIP cho tàu ngầm diesel-điện
Dù chưa chính thức được thông qua nhưng hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP) dành cho tàu ngầm diesel-điện của Nga đã sẵn sàng thử nghiệm.
Dù chưa chính thức được thông qua nhưng hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP) dành cho tàu ngầm diesel-điện của Nga đã sẵn sàng thử nghiệm.
Navy Recognition dẫn lời Igor Landgraf – Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu nhà nước Krylov cho hay, Krylov và Cục thiết kế hàng hải Rubin đang cùng nhau hợp tác phát triển hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP) thế hệ mới dành cho các dòng tàu ngầm diesel-điện tiếp theo của Nga.
Theo Landgraf, cơ quan phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng Nga và Bộ Thương mại của nước này đang xem xét kế hoạch triển hệ thống AIP mới của liên doanh Krylov và Rubin.
Thậm chí kế hoạch này đã xuất hiện từ tháng 9 năm nay trong một cuộc họp thường niên giữa Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin với một số cơ quan thuộc ngành công nghiệp quốc phòng.
Sơ đồ hệ thống AIP trên tàu ngầm diesel-điện lớp Amur của Hải quân Nga.
Đề xuất này của Trung tâm nghiên cứu Krylov và Cục thiết kế hàng hải Rubin nhận được sự ủng hộ khá lớn từ các viện nghiên cứu công nghệ hàng hải hàng đầu của Hải quân Nga. Với thời gian phát triển dự kiến kéo dài khoảng 4 năm bắt đầu từ năm 2016, việc phát triển một hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập thế hệ mới là nhiệm vụ cấp bách của ngành công nghiệp hàng hải Nga hiện tại và đề án này có thể tiêu tốn đến hàng tỷ RUB.
Video đang HOT
Cũng theo vị phó giám đốc này, hiện tại cả Krylov và Rubin đều đang đợi đề án phát triển AIP mới được phê duyệt cũng như nguồn vốn đầu từ ban đầu cho đề án này. Và vấn đề ngân sách lại do Bộ Công Thương Nga quyết định tuy nhiên nhiều tín hiệu cho thấy kế hoạch trên của Krylov và Rubin sẽ nhanh chóng được chấp thuận.
Hiện tại Cục thiết kế Rubin đã hoàn tất việc phát triển một nguyên mẫu động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP trên mặt đất và Rubin sẽ là nhà thầu chính trong đề án này. Trong khi đó Krylov sẽ đảm nhận việc phát triển và sản xuất các máy phát điện có công suất lên tới vài trăm kilowatt dành cho nguyên mẫu AIP do Rubin phát triển. Bên cạnh đó Krylov còn sản xuất pin nhiên liệu polyethylene cho toàn bộ hệ thống AIP trên với công suất 50kw cho mỗi đơn vị.
Thậm chí pin nhiên liệu BTE-50K của Krylov cũng đã hoàn tất giai đoạn phát triển và đã được đưa vào thử nghiệm thành công vào đầu năm nay, ngoài việc được sử dụng trên các tàu ngầm diesel-điện pin nhiên liệu BTE-50K còn có thể được sử dụng cho các mục đích dân sự.
Tàu ngầm diesel điện lớp Amur là một trong những tàu ngầm đầu tiên của Nga sử dụng hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập.
Điều này đồng nghĩa với việc Trung tâm nghiên cứu Krylov và Cục thiết kế hàng hải Rubin đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc tích hợp hệ thống AIP mới lên trên một tàu ngầm diesel điện bất kỳ của Nga trong tương lai gần. Đối với Hải quân Nga, đây là một bước tiến đáng kể khi có thể rút ngắn thời gian hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của nước này cũng như phục vụ cho mục đích xuất khẩu.
Theo ước tính của phó giám đốc Landgraf, nếu nguồn tài chính cho đề án AIP mới được thông qua trong năm 2016 thì nguyên mẫu hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập đầu tiên sẽ được đưa vào thử nghiệm trong năm 2018.
Trong khi đó, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Krylov là Mikhail Zagorodnikov cho rằng, hệ thống AIP mới sẽ mở ra cơ hội mới cho các dòng tàu ngầm diesel-điện Nga trên thị trường xuất khẩu khi mà khách hàng hiện nay luôn đòi hỏi công nghệ này trên các tàu ngầm mà họ muốn mua. Và sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu như sau này Trung Quốc, Hàn Quốc hay cả Ấn Độ sở hữu công nghệ này khi mà trong thời điểm hiện tại các quốc gia trên đã bắt đầu tìm các đối tác bên ngoài hỗ trợ trong việc phát triển công nghệ AIP nội địa của riêng họ.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Các phần tử cực đoan ăn cắp lượng lớn khí độc sarin ở Libya
Các phần tử cực đoan ở Libya đã đánh cắp lượng lớn khí độc sarin vốn bị Liên Hợp Quốc coi là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Một trợ lý thân cận và người họ hàng của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi cho biết, các phần tử cực đoan này đã phát hiện ra chất độc chết người cất trữ trong các nhà kho ở miền nam Libya và chúng đã đưa chất độc lên các tỉnh phía bắc, bao gồm Tripoli.
Ảnh: Reuters.
Ông Ahmed Gaddaf al-Dam trả lời phỏng vấn của tờ báo tiếng Arab Asharq Al-Awsat vào hôm 17/12: "Lượng lớn khí độc sarin đang được đưa từ khu vực sa mạc ở phía nam lên phía bắc và tới ngoại ô thủ đô Libya."
Ông này cho biết thêm, số khí độc bị cấm này lần đầu tiên được sử dụng ở Libya vào năm 2014 nhưng một số nước phương Tây "nhắm mắt làm ngơ".
Khí độc Sarin là một trong các vũ khí hóa học nguy hiểm nhất. Người ta phát minh ra khí độc này ở Đức vào năm 1938, trong quá trình nghiên cứu chế ra thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên sau khi khám phá ra chất độc này, Đức Quốc xã đã biến nó thành vũ khí giết người.
Chất độc này thuộc về nhóm chất độc thần kinh. Mặc dù Đức Quốc xã đã lên kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất khí độc sarin để dùng trong thời chiến, xong kế hoạch này không bao giờ được hoàn thành.
Sarin thuần túy là một khí không màu và không mùi. Khí này lan trong không khí rất nhanh.
Một liều sarin chỉ nặng 0,5 miligram có mức độ gây thương vong cao hơn chất độc xyanua tới 500 lần./.
Trung Hiếu Theo Sputnik
Theo_VOV
Ngạc nhiên tên lửa đạn đạo của quân nổi dậy Syria Tên lửa đạn đạo của quân nổi dậy Syria có đường kính khoảng 700mm, dùng động cơ đẩy của tên lửa phòng không SA-2 do Liên Xô chế tạo. Một số trang mạng xã hội mới đây đăng tải loạt ảnh binh sĩ quân nổi dậy Syria đứng cạnh một loại tên lửa đạn đạo đất đối đất tự chế đặt trên xe...