Nga thừa nhận sẽ triển khai 2 tàu tấn công đổ bộ Mistral ở Viễn Đông
Địa điểm triển khai tàu tấn công đổ bộ Mistral là căn cứ hải quân Nga, tại thành phố Fokino, vịnh Strelok, cách Vladivostok 119 km.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp sản xuất.
Tờ “Tin tức Trung Quốc” dẫn lời Tổng Tư lệnh Hải quân Nga, trung tướng Victor Chirkov ngày 27/7 cho biết, Hải quân Nga đã xác định địa điểm triển khai tàu tấn công đổ bộ Mistral, hay còn gọi là tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Mistral.
Tại hội nghị kết nối video của hãng RIA Novosti, Chirkov cho biết: “Địa điểm triển khai đã xác định ở Vladivostok”.
Trước đó, một quan chức quân sự cấp cao của Bộ Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương đã tiết lộ với RIA Novosti rằng, Nga có kế hoạch triển khai tàu sân bay này (tàu tấn công đổ bộ Mistral) ở căn cứ hải quân Nga tại thành phố Fokino, cách Vladivostok 119 km.
Căn cứ hải quân Fokino nằm ở vịnh Strelok, cách Vladivostok 119 km. Hiện nay thuộc quản lý của Đại đội tàu ngầm 36, căn cứ có tổng cộng 6 tàu chiến, gồm tàu tuần dương động cơ hạt nhân hạng nặng Admiral Lazarev, tàu tuần dương Varyag và 4 tàu khu trục Type 956.
Tàu sân bay mang theo trực thăng lớp Mistral – Pháp.
Tháng 6/2011, Moscow và Paris đã ký hợp đồng chế tạo 2 tàu sân bay lớp Mistral trị giá 1,2 tỷ euro. Theo kế hoạch, tàu sân bay lớp Mistral đầu tiên sẽ bàn giao cho Nga vào năm 2014, chiếc thứ hai bàn giao vào năm 2015.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral dài 210 m, lượng giãn nước 21.000 tấn, tốc độ 18 hải lý/giờ (khoảng 33 km/giờ), khả năng tuần tra đạt 37.000 km. Trên tàu ngoài biên chế 160 thủy thủ, còn có khả năng mang theo 450 binh sĩ lính thủy đánh bộ.
Trên đường băng có thể đỗ 16 máy bay trực thăng, trong đó có thể đồng thời cất/hạ cánh 6 máy bay trực thăng. Dự kiến, trên tàu sẽ triển khai 8 máy bay trực thăng Ka-52K và 8 máy bay trực thăng Ka-29.
Video đang HOT
Giới thiệu về máy bay trực thăng Ka-52K và Ka-29:
Ka-29
Máy bay trực thăng Ka-29 là máy bay trực thăng vận tải vũ trang/đột kích chiến đấu do Công ty Trực thăng Kamov Nga (tức Cục Thiết kế Kamov trước đây) nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay trực thăng săn ngầm Ka-27 thế hệ thứ ba, NATO gọi là Helix-B.
Ka-29 hiện có 2 loại: kiểu đột kích chiến đấu và kiểu vận tải chiến đấu.
Máy bay trực thăng Ka-29 do Nga chế tạo.
Loại đột kích chiến đấu không lắp radar và hệ thống săn ngầm, mà tiến hành cải tiến hệ thống vũ khí của máy bay trực thăng chiến đấu lục quân Mi-24V.
Hệ thống vũ khí này chủ yếu bao gồm có 2 giá phóng tên lửa chống tăng 9M114 ở hai bên cánh ngắn, có thể mang theo 8 tên lửa chống tăng; cũng có thể mang theo 4 máy phóng tên lửa B-8V20A, mang theo 80 viên đạn tên lửa đường kính 88 mm; có thể trang bị pháo 23 mm.
Bên trái thân máy bay trang bị 1 khẩu pháo 2A42 cỡ nòng 30 mm cố định, lượng đạn dự trữ là 250 viên.
Loại vận tải chiến đấu Ka-29 có khoang vận chuyển binh lính/chở hàng, có thể mang theo 16 lính đánh bộ. Khi dùng cho cứu hộ, có thể mang theo 4 cáng cứu thương và 7 binh sĩ bị thương nhẹ hoặc nhân viên y tế.
Khi dùng để vận chuyển vật tư tác chiến, có thể mang theo 2.000 kg vật tư, khi cần thiết có thể sử dụng móc treo bên ngoài mang theo 4.000 kg trang bị tác chiến. Dưới đầu máy bay trang bị một khẩu súng máy 9A622, cỡ nòng 7,62 mm, lượng đạn sẵn sàng 1.800 viên.
Ka-52K
Máy bay trực thăng Ka-52 là một loại máy bay trực thăng tấn công dùng cho lục quân (chủ yếu dùng cho tác chiến đặc nhiệm), vì vậy, phải căn cứ vào nhu cầu tác chiến trên biển, tiến hành cải tiến tương ứng, kết cấu thân máy bay cũng phải được sửa lại.
Máy bay trực thăng tấn công Ka-52 do Nga chế tạo.
Chẳng hạn Ka-52K sẽ được yêu cầu có khoảng cách tìm kiếm tương đối xa, đồng thời có thể mang theo tên lửa chống hạm X-31 và X-35.
Vì vậy, radar mảng pha quét điện tử chủ động kiểu mới của Ka-52K sẽ tiến hành thay đổi sóng ngắn tần số, bảo đảm cùng với việc sử dụng mảng ăng-ten có kích cỡ nhỏ hơn, làm cho khoảng cách tìm kiếm tăng khoảng 200.000 m.
Ngoài ra, trọng lượng của radar này cũng sẽ giảm lớn. Radar dòng Zhuk-AE trước đây nặng tới 275 kg, nhưng thông qua công nghệ chế tạo cải tiến mô-đun phóng-thu radar, trọng lượng của radar trên máy bay Ka-52K sẽ không nặng hơn 80 kg, đồng thời độ rộng của mỗi mô-đun từ 170 mm giảm xuống 50 mm, kích cỡ của toàn bộ mảng ăng-ten sẽ kiểm soát trong phạm vi 600 x 400 mm.
Giám đốc điều hành Công ty Trực thăng Nga Dmitry Petrov cho biết, chiếc máy bay Ka-52K phiên bản hải quân đầu tiên sẽ hoàn thành chế tạo vào năm 2014, trong khi đó Công ty Phazotron-NIIR sẽ tiến hành thử nghiệm radar mảng pha quét điện tử chủ động đầu tiên dùng cho máy bay chiến đấu Ka-52 vào năm nay.
Máy bay trực thăng vũ trang Ka-52 Nga.
Theo GDVN
Tàu "Ivan Green": Nơi hạ cánh mới cho hải quân Nga
Tàu "Ivan Green" có thể tiếp nhận máy bay này đã đi đến hồi kết trong dây chuyền sản xuất tại nhà máy Yantar. Tàu được đặt theo tên của đô đốc hải quân nổi tiếng thời Liên Xô cũ-Ivan Green.
Tàu đổ bộ "Mistral" của Nga (Ảnh: EPA)
Ngoài tàu đổ bộ "Mistral", tàu "Ivan Green" được Nga và Pháp cùng hợp tác sản xuất theo dự án 11711, cũng có thể tiếp nhận máy bay nhằm tạo dựng cơ sở của lực lượng hải quân Nga trong tương lai gần.
Hiện nay, lực lượng đổ bộ của Hải quân Nga bao gồm 18 tàu đổ bộ lớn. Các cơ sở của hạm đội này bao gồm 15 tàu thuộc dự án 775 được chế tạo tại Ba Lan và 3 tàu thuộc dự án 1171 được chế tại tại Liên Xô.
Tàu đổ bộ mới này có nhiều tính năng phù hợp với các tiện ích so với tàu các phiên bản trước đó, thuận lợi cho việc sửa đổi các tiện ích và theo một số nguồn tin, có thể nó được hoạt động bí mật.
"Ivan Gren" đã được chế tạo trong một thời gian khá dài, từ năm 2004 đến năm 2012, và rất có thể được hoạt động trong năm 2013.
Hiện tại, chiếc tàu thứ hai của dự án 11711 đang ở vào giai đoạn chế tạo. Công việc chế tạo đã triển khai từ năm 2010, nhưng trước khi có kết quả kiểm nghiệm sơ bộ con tàu chính, thì dự án vẫn chưa được đẩy nhanh tốc độ.
Theo kế hoạch, 9-10 chiếc tàu loại này sẽ được chế tạo, mà 6 chiếc tàu chiến lớn được quy hoạch trong giai đoạn 2011-2020, cho nên những chiếc tàu còn lại có thể sẽ được chế tạo sau năm 2020.
Việc chế tạo "Mistral" được thực hiện cả ở Pháp và ở Nga, gây ra phản ứng mạnh mẽ ở phương Tây, đặc biệt là ở Gruzia và các nước vùng Baltic. Vì với tải trong 21.00 tấn và khả năng di chuyển trong vòng 20.00 dặm,thì tàu này không phải chỉ để hoạt động ở vùng biển Baltic hay biển Đen. Phản ứng còn phụ thuộc vào các loại vũ khí được sử dụng trên tàu mới này.
Tuy nhiên, các mối quan tâm tập trung vào công việc sau này, vì theo như thỏa thuận hợp đồng, tàu đổ bộ có thể tiếp nhận máy bay này sẽ không chỉ hoạt động ở các vùng biển khép kín như biển Baltic và Biển Đen.
Chỉ riêng UAS thì không thể đủ để cho Nga duy trì lực lượng tấn công. Thủy quân lục chiến Nga cần xe bọc thép mới, các tàu chiến, tàu sân bay, và cả hạm đội đổ bộ của riêng mình.Đối với hạm đội máy bay trực thăng, cần phải mua trực thăng mới nâng cấp Ks-29 (vận tải, chiến đấu) hoặc trực thăng Ka-52K. Trong lúc này, mọi người đang chờ đợi kết quả kiểm nghiệm của tàu "Ivan Green".
Theo Infonet
Nga hướng về châu Á Thái Bình dương Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định rằng nước Nga là một phần không thể tách rời của châu Á Thái Bình dương, và sẽ làm hết mình để củng cố vai trò là "tiền đồn trong tăng trưởng toàn cầu". Tuyên bố này được đưa ra nhân năm 2012, khi Nga giữ chức chủ tịch luân phiên của Diễn đàn Hợp tác...