Nga thừa nhận quan hệ với Mỹ ở mức ‘thấp nguy hiểm’
Điện Kremlin đồng ý với đánh giá của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng quan hệ song phương đang ở mức “thấp nguy hiểm”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT.
“Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó”, RT dẫn lời Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin phát biểu trước báo giới ngày 4/8. “Nguy hiểm có thể đến từ sự thiếu hợp tác và tương tác trong những vấn đề quan trọng đối với hai nước”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/8 cho rằng quan hệ giữa Moscow và Washington đang ở mức thấp chưa từng có và “rất nguy hiểm”, sau khi ký thông qua một dự luật mới trừng phạt Nga.
Luật mới nhằm vào những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và xuất khẩu vũ khí, hai ngành đem lại nguồn thu đáng kể cho Nga, cùng một số số biện pháp trừng phạt Iran và Triều Tiên. Luật còn yêu cầu ông Trump cần được quốc hội thông qua nếu muốn xóa bỏ trừng phạt Nga.
Moscow cảnh báo các lệnh trừng phạt có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện với Mỹ. Trong khi đó, chính phủ các nước châu Âu dọa đáp trả Washington nếu dự luật ảnh hưởng đến các lợi ích kinh doanh của châu Âu.
Ông Peskov còn đề cập đến cuộc điều tra cáo buộc Nga thông đồng với chiến dịch tranh cử của Trump. Ông nói đây không phải vấn đề Điện Kremlin nên bình luận, tái khẳng định Moscow coi cáo buộc này là “vô căn cứ và lố bịch”.
Như Tâm
Video đang HOT
Theo VNE
Hiểu lầm của Trump về quyền lực tổng thống Mỹ
Trump tin rằng mọi người trong chính quyền phải làm việc cho mình mà không chú ý đến cơ chế phân chia quyền lực giữa các nhánh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua ký luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga dù cho rằng quốc hội Mỹ đã đưa vào luật này một số điều khoản "vi hiến" khi vội vàng thông qua. Giới phân tích cho rằng tuyên bố này thể hiện sự bất bình của Trump khi phải đặt bút ký đạo luật mà ông không mong muốn, nhưng đồng thời cũng cho thấy Tổng thống vẫn đang hiểu nhầm về cơ chế phân chia quyền lực ở Mỹ, theo CNN.
"Tôi đã xây dựng một công ty thực sự vĩ đại trị giá hàng tỷ USD. Đó là một phần lý do lớn tôi được bầu. Là Tổng thống, tôi có thể đạt được những thỏa thuận với nước ngoài tốt hơn quốc hội", ông khẳng định. Ông cho rằng luật trừng phạt Nga đã xâm phạm thẩm quyền của nhánh hành pháp trong việc thương lượng, khiến cho Mỹ khó khăn hơn trong việc đạt được những thỏa thuận tốt và sẽ "khiến Trung Quốc, Nga và Triều Tiên xích lại gần nhau hơn".
Trên thực tế, chữ ký của ông Trump không mang ý nghĩa quyết định đối với luật trừng phạt này. Dự luật đã được cả hạ viện và thượng viện Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo, nên ngay cả khi ông không chịu ký, quốc hội vẫn có thể biến nó thành luật mà không cần sự phê chuẩn của Tổng thống.
Trump không phải là tổng thống Mỹ duy nhất từng hậm hực với điều mà ông cho là việc lấn át quyền lực hành pháp của mình. Cựu tổng thống George W. Bush thường xuyên hục hặc với quốc hội về quyền nghe lén công dân Mỹ mà không cần lệnh của tòa án. Barack Obama cũng khiến nhiều nghị sĩ tức giận với việc qua mặt họ bằng các sắc lệnh hành pháp.
Tuy nhiên, điều khiến các nhà quan sát ngạc nhiên là sau 6 tháng nhậm chức, ông Trump vẫn chưa hiểu rõ về cách thức phân chia quyền lực giữa ba nhánh hành pháp, tư pháp và lập pháp của Mỹ, cũng như một thực tế rằng không phải bất cứ ai trong chính quyền Mỹ cũng làm việc cho ông.
Bình luận viên Chris Cillizza cho rằng thông điệp mà ông Trump đưa ra trong phản ứng với quốc hội về đạo luật trừng phạt Nga là "các nghị sĩ Đồi Capitol không biết họ đang làm gì và họ không nên qua mặt ông trong bất cứ vấn đề nào", đặc biệt là khi ông đã là một doanh nhân nổi tiếng với khả năng đàm phán, sở hữu công ty lớn trị giá nhiều tỷ USD.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump có phản ứng kiểu này với quốc hội. Khi thượng viện Mỹ không thể thông qua dự luật bãi bỏ Obamacare hồi tuần trước, Trump đã thể hiện sự thất vọng rõ ràng và liên tục quở trách các thượng nghị sĩ đã không tuân theo mệnh lệnh của ông.
"Nếu các thượng nghị sĩ Cộng hòa không toàn là những kẻ hèn nhát, việc bãi bỏ và thay thế dự luật này đã không chết yểu như vậy! Yêu cầu một cuộc bỏ phiếu nữa trước khi thông qua bất cứ dự luật nào khác!", Trump viết trên Twitter hôm thứ bảy. Trong một bài đăng khác, ông viết: "Thành viên đảng Cộng hòa trong thượng viện sẽ không bao giờ thắng nếu họ không có đạt được 51 phiếu để chiếm đa số ngay bây giờ. Họ giống như lũ ngốc và chỉ đang lãng phí thời gian".
Trump từng chỉ trích các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa vì không bãi bỏ được ObamaCare. Ảnh: CNN.
Khi biết tin Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions tuyên bố không tham gia cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, ông Trump cũng có phản ứng tiêu cực tương tự. "Thật là không công bằng, và đó là lời nhẹ nhàng với một tổng thống", ông tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với NYTimes.
Trong cuộc phỏng vấn này và nhiều tuyên bố khác, Trump không hề mảy may thừa nhận rằng một người có vai trò lớn trong chiến dịch tranh cử như Sessions không thể giám sát cuộc điều tra về cáo buộc thông đồng trong cuộc bầu cử. "Suy nghĩ đó chưa bao giờ đến trong đầu Trump", Cillizza viết.
Lối nghĩ tương tự cũng được ông Trump thể hiện hồi đầu năm nay, sau khi tòa án liên bang bác bỏ lệnh hạn chế nhập cảnh của ông. "Ý kiến của người được gọi là thẩm phán đó là lố bịch và cần bị đảo ngược", Trump nhận xét về thẩm phán ra quyết định ngừng lệnh hạn chế nhập cảnh. "Thật không thể tin được một thẩm phán lại có thể đưa nước Mỹ vào tình thế như vậy. Nếu có gì xảy ra hãy đổ lỗi cho ông ta về hệ thống tòa án. Người ta vẫn tràn vào. Thật tệ", Trump đăng trên Twitter vào hôm sau.
Cillizza cho rằng quan điểm của Trump là tất cả những người trong chính quyền Mỹ đều phải làm việc cho ông và tuân thủ mọi mệnh lệnh của ông, vì ông là Tổng thống. Điều này thể hiện rất rõ khi ông liên tục gọi các sĩ quan cấp cao trong quân đội là "các vị tướng của tôi".
Khi thông báo trên Twitter quyết định sẽ cấm quân nhân chuyển giới phục vụ trong quân đội hồi tuần trước, ông Trump cho biết đã "tham vấn với các vị tướng của tôi và nhiều chuyên gia quân sự".
Nhưng theo Cillizza, dù tổng thống Mỹ là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, họ thường không coi các vị tướng là những người làm việc cho mình, cũng rất hiếm khi dùng từ "của tôi" để mô tả các quân nhân.
Bình luận viên này cho rằng Trump có cách nhìn nhận trên bởi ông xuất thân từ giới kinh doanh, nơi mọi người tại Tập đoàn Trump luôn báo cáo mọi việc với ông và nghe lời ông răm rắp. "Đó là thế giới duy nhất mà ông ấy quen thuộc", Cillizza viết.
Tuy nhiên nước Mỹ không phải là Tập đoàn Trump. Các nghị sĩ được bầu để đại diện cho người dân, không phải thực hiện chỉ đạo của người đứng đầu nhánh hành pháp. "Chúng tôi làm việc cho người Mỹ. Chúng tôi không làm việc cho tổng thống", thượng nghị sĩ Tim Scott hôm 1/8 tuyên bố thẳng thừng trong cuộc phỏng vấn với Washington Post. "Chúng tôi sẽ làm những điều có lợi cho chính quyền miễn là điều đó không khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn cho người dân Mỹ dưới bất cứ hình thức nào".
Các thành viên nhánh tư pháp cũng vậy, nhiệm vụ của họ là giám sát việc thực thi pháp luật, không phải chấp nhận những điều luật mà tổng thống thích.
"Tổng thống Mỹ trong nhiều thập kỷ qua có xu hướng mở rộng quyền hành pháp của mình, đặc biệt là trong quan hệ với quốc hội. Nhưng chưa có tổng thống nào phớt lờ nguyên tắc phân chia quyền lực như Trump", Cillizza nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Luật trừng phạt có thể chấm dứt kỳ trăng mật Trump - Putin Những động thái trừng phạt và đáp trả gần đây giữa Mỹ và Nga báo hiệu thời kỳ nồng ấm Trump - Putin đã đi đến hồi kết. Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump bắt tay nhau tại cuộc gặp bên lề hội nghị G20 ở Hamburg, Đức, ngày 7/7. Ảnh: AFP. Tổng thống Nga Vladimir Putin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Nỗi oán giận khôn nguôi của đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi từ năm 10 tuổi
Góc tâm tình
10:24:23 21/05/2025
1 thành viên nổi tiếng trong team châu Phi đang lâm vào cảnh khốn đốn
Netizen
10:24:14 21/05/2025
Lộ ảnh thực tế iPhone 17 Air so độ mỏng cùng iPhone 16 Plus
Đồ 2-tek
10:20:32 21/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị khởi tố, 1 người đẹp "ngồi không cũng dính đạn"
Sao việt
10:18:03 21/05/2025
Nam sinh rơi sân thượng tử vong ở Đại học Quốc gia TPHCM
Tin nổi bật
10:17:42 21/05/2025
5 thứ bạn càng sớm vứt đi thì ngày càng trở nên giàu có
Sáng tạo
10:17:22 21/05/2025
Công cụ AI NotebookLM mạnh mẽ đã có trên iOS và Android
Thế giới số
10:10:12 21/05/2025
Trò chơi Pinball huyền thoại của Windows XP bất ngờ hồi sinh trên Android
Mọt game
10:06:47 21/05/2025
Con gái hở hàm ếch của Lý Á Bằng - Vương Phi : Sống như 1 nàng công chúa nhờ sự bao bọc của người mẹ giàu có
Sao châu á
09:56:53 21/05/2025
Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc trong rừng với nhiều đối tượng có tiền án
Pháp luật
09:20:55 21/05/2025