Nga thử thành công tên lửa đánh chặn tầm bắn 400 km cho S-400
Bộ Quốc phòng Nga đã phóng thử thành công tên lửa tầm xa cho hệ thống tên lửa phòng không S-400
Phó Tư lệnh Binh chủng Phòng không vũ trụ (VKO) Nga, Thiếu tướng Kirill Makarov ngày 4/4 cho biết VKO đã phóng thử thành công tên lửa phòng không có điều khiển nhằm một mục tiêu giả định trên không ở tầm xa khoảng 400 km.
Cho tới nay hệ thống S-400 mới đạt tầm xa 250 km. Như vậy với việc đưa loại tên lửa mới đang được thử nghiệm này vào trang bị, tầm xa của hệ thống tên lửa phòng không S-400 sẽ đạt 400 km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Video đang HOT
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống vật thể bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là một phiên bản thuộc dòng tên lửa tầm cao S-300 nhưng có tính năng vượt trội hơn.
S-400 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 400 km và cao 40 – 50 km. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực chất sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5 – 10m.
Đây là điều mà không một hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.
S-400 có thể tiêu diệt vật thể bay của đối phương trong khoảng cách từ 5 – 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.
Việc nghiên cứu S-400 bắt đầu từ tháng 1/1990. Đến tháng 2/2004, dự án S-400 hoàn thành chỉnh sửa và được ra mắt. Hai tháng sau đó, Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn 48N6DM tầm bắn 250 km trang bị cho S-400./.
Theo Tri Thức Trẻ
Quân sự Mỹ Ấn bắt tay chống Trung Quốc
Quân sự Mỹ-Ấn bắt tay chống Trung Quốc (TQ), chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ bán hệ thống phóng máy bay điện từ cho tàu sân bay, và công nghệ chủ chốt khác của tập đoàn sản xuất vũ khí General Atomics cho Ấn Độ, theo Trưởng Ban thu mua vũ khí của Lầu Năm Góc nói với Reuters hôm thứ 3.4.
Đây là một động thái tăng cường hợp tác của quân sự Mỹ-Ấn bắt tay chống Trung Quốc. Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Frank Kendall, người đang cố gắng hướng tới một mối liên kết giao hảo Mỹ-Ấn trong thương vụ về công nghệ an ninh quốc phòng, cho biết ông lạc quan về những nỗ lực của hai nước để hợp tác đóng một tàu sân bay cho Ấn .
Ông Kendall nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng của Ấn mua hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) được sản xuất bởi tập đoàn tư nhân General Atomics, có trụ sở tại San Diego, California: "Tôi lạc quan về hợp tác với họ về điều đó".
Ông cho biết thêm: "Họ sẽ phải đưa ra quyết định của riêng mình, về những công nghệ mà họ muốn, nhưng tôi không thấy bất kỳ trở ngại cơ bản nào để họ có được một số công nghệ về tàu sân bay của chúng tôi, nếu họ muốn".
Ấn Độ muốn sử dụng những công nghệ hàng đầu của Mỹ để tăng phạm vi và sức mạnh của một tàu sân bay như dự định, trong một động thái sẽ tăng cường hợp tác giữa hai nước và chống lại ảnh hưởng quân sự của TQ trong khu vực.
General Atomics cũng đã đề xuất bán EMALS cho Brazil, cho biết hệ thống bán được ra nước ngoài có thể giúp giảm chi phí cho việc lắp đặt các hệ thống trên tàu sân bay thế hệ mới Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ do tập đoàn Huntington Ingalls Industries Inc đóng.
Hệ thống mới giúp các máy bay cất cánh trên đường lăn thẳng của tàu sân bay, với một tốc độ nhanh hơn và ít khó khăn hơn cho máy bay. Ông Kendall cho biết vấn đề này sẽ được giải quyết bởi một nhóm chuyên gia đang được thiết lập giữa hai nước.
Theo Một Thế Giới
Xe lội nước đặc chủng của Bộ đội Công binh Việt Nam Để chở người, binh khí kỹ thuật và phương tiện cơ giới nhẹ vượt chướng ngại nước, Bộ đội Công binh Việt Nam đã được trang bị dòng xe xích lội nước PTS-M do Liên Xô/Nga sản xuất. Nhiệm vụ PTS-M là loại xe xích chuyên dụng đặc chủng hạng trung, được thiết kế để chở người, xe máy, súng pháo, khí tài...