Nga thử tên lửa gần nơi NATO diễn tập
Tên lửa S-400 Nga huấn luyện phòng không tại bán đảo Crimea cùng thời điểm cuộc diễn tập Sea Breeze 2021 của NATO diễn ra tại Ukraine.
“Nhiều máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội Biển Đen và Quân khu miền Nam đã huấn luyện với các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 và Pantsir trong đợt kiểm tra sẵn sàng chiến đấu tại bán đảo Crimea”, phát ngôn viên Hạm đội Biển Đen Alexei Rulyov cho biết hôm 29/6.
Quân đội Nga đã huy động nhiều tiêm kích Su-27 và Su-30SM, cường kích Su-24, trực thăng Mi-8 và Ka-27 đóng vai quân xanh, đối đầu với các đơn vị phòng không tại khu vực.
Một trận địa tên lửa S-400 tại Crimea. Ảnh: Sputnik .
Video đang HOT
Động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi diễn tập hải quân Sea Breeze 2021 khởi động tại lãnh thổ miền nam Ukraine và một phần Biển Đen, với sự góp mặt của 32 tàu chiến, 40 máy bay và khoảng 5.000 binh sĩ từ Ukraine, Mỹ và các nước NATO. Tàu khu trục Mỹ USS Ross đã cập cảng Odessa tại Ukraine để tham gia đợt diễn tập này.
Sea Breeze 2021 kéo dài hai tuần sẽ giúp cải thiện khả năng hiệp đồng giữa không quân, hải quân và lục quân các nước tham gia. Kịch bản diễn tập xoay quanh nguy cơ bùng phát khủng hoảng do các nhóm vũ trang trên lãnh thổ Ukraine, đòi hỏi các nước liên quân triển khai lực lượng ổn định tình hình.
Căng thẳng gần đây leo thang giữa NATO và Nga trên Biển Đen. Tàu tuần tra của biên phòng Nga tuần trước nổ nhiều loạt pháo cảnh cáo khu trục hạm HMS Defender của Anh sau khi nó tiến vào vùng biển 12 hải lý phía nam bán đảo Crimea. Bộ Quốc phòng Hà Lan hôm nay cáo buộc tiêm kích Nga chế áp điện tử và mô phỏng đòn tấn công nhằm vào hộ vệ hạm Evertsen trên Biển Đen, trong khi Moskva bác bỏ và khẳng định chiến đấu cơ nước này hành động để ngăn tàu chiến Hà Lan xâm phạm biên giới.
Sea Breeze là đợt diễn tập hải quân thường niên được NATO tổ chức trên Biển Đen từ năm 1997. Sự kiện năm ngoái có sự góp mặt của hơn 20 chiến hạm, nhiều máy bay cùng khoảng 2.000 binh sĩ Ukraine, Mỹ, Bugaria, Gruzia, Na Uy, Romania, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
NATO liên tục mở rộng hiện diện sang phía đông bằng các cuộc tập trận và điều lực lượng sát biên giới Nga từ năm 2014, trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi. Moskva nhiều lần phản đối, cho rằng hành động này làm suy yếu ổn định khu vực và dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới, cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ bế tắc trong xử lý tên lửa S-400
Tổng thống Mỹ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ bên lề hội nghị NATO, nhưng không tìm ra cách xử lý số tên lửa S-400 mua của Nga.
"Họ đã thảo luận về vấn đề S-400, nhưng không tìm ra giải pháp. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục đối thoại về hệ thống phòng không này", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên hôm 17/6, hé lộ nội dung cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại trụ sở của NATO hồi đầu tuần.
Quan chức Mỹ cho biết Washington và Ankara sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này.
Thành phần hệ thống S-400 chuyển cho Ankara hồi tháng 8/2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ .
Tổng thống Erdogan trước đó tuyên bố ông vẫn không thay đổi quan điểm về hệ thống S-400, dù đã có "cuộc gặp chân thành" với Biden. "Tôi đã nói với Biden rằng phía Mỹ không nên mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ chọn bước đi khác trong vấn đề F-35 và S-400", Erdogan nói thêm.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ mang tính xây dựng và tự tin rằng Washington sẽ "đạt tiến bộ thực chất" với Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".
Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35. Để trừng phạt hợp đồng S-400, Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35.
Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cuối năm ngoái áp lệnh cấm vận nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (SSB) thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận.
Nga cảnh báo cứng rắn NATO về "lằn ranh đỏ" Điện Kremlin ngày hôm nay đã cảnh báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về "lằn ranh đỏ", giữa lúc căng thẳng giữa Moscow và khối liên minh quân sự đang leo thang. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Reuters). Phát ngôn viên dinh tổng thống Nga Dmitry Peskov ngày 17/6 cảnh báo rằng, việc NATO kết nạp...