Nga thử tên lửa đủ sức đánh bại hệ thống phòng thủ Mỹ
Quân đội Nga đã phóng thử tên lửa đạn đạo RS-18 mang theo đầu đạn trượt siêu thanh, có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo RS-18 của Nga.
Vụ phóng thử diễn ra ngày 25.10 tại một bãi thử gần thị trấn Yasny thuộc vùng Orenburg, Nga. Đầu đạn trượt siêu thanh từ tên lửa đạn đạo RS-18 đã bay tới đích tại trường bắn Kura ở Kamchatka, vùng Viễn Đông.
“Cuộc thử nghiệm đã thành công. Đầu đạn đã được đưa tới trường bắn Kura như dự kiến”, Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
Trang tin quốc phòng MilitaryRussia.ru cho biết vụ phóng nhằm mục đích thử nghiệm đầu đạn trượt siêu thanh của Nga, hiện đang được phát triển với tên gọi &’Object 4202′. Nó được cho là có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Video đang HOT
Một số ít các quốc gia cũng đang phát triển công nghệ đầu đạn trượt siêu thanh. Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) của Mỹ đã hai lần thử nghiệm thành công thiết bị HTV-2, trong khi Trung Quốc từng thử nghiệm đầu đạn sử dụng công nghệ tương tự vào năm 2014. Ấn Độ cũng đang nghiên cứu công nghệ bay siêu thanh.
Phương tiện trượt siêu thanh (HGV) khác với đầu đạn tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn ở điểm nó di chuyển phần lớn thời gian ở tầng bình lưu thay vì trong vũ trụ. Điều này giúp tên lửa gắn HGV có tầm bắn lớn hơn và khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa có ít thời gian phản ứng hơn.
Ngoài ra, HGV có thể bay lượn linh hoạt trong khi tấn công mục tiêu ở tốc độ cao, khiến việc đánh chặn trở nên khó hơn.
Đầu đạn Object 4202 có thể được sử dụng với tên lửa chiến lược thế hệ mới của Nga mang tên RS-28 Sarmat. Các chuyên gia quân sự dự đoán rằng tên lửa này có thể mang theo cùng lúc ba đầu đạn HGV.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Dân Việt)
Hình ảnh đầu tiên về siêu tên lửa "quỷ Satan-2" của Nga
Cục Thiết kế Tên lửa Makeyev của Nga mới đây đã công bố hình ảnh đầu tiên về siêu tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat (NATO định danh là Satan-2).
Hình ảnh đầu tiên về Satan-2 được Cục Thiết kế Tên lửa Makeyev công bố trên website.
Theo Sputnik, tên lửa RS-28 Sarmat hiện đang được Cục Thiết kế Tên lửa Makeyev phát triển tại thành phố Miass, phía đông dãy núi Ural. Đây là câu trả lời của Nga trước mối đe dọa hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, làm thay đổi cán cân chiến lược toàn cầu.
Đây là hình ảnh phác họa đầu tiên của loại vũ khí tối mật này. RS-28 Sarmat dự kiến sẽ đi vào sản xuất đại trà kể từ năm 2018.
Hình ảnh đi kèm với đoạn thông báo ngắn gọn: "Theo sắc lệnh của Bộ Quốc phòng Nga năm 2010, Cục Thiết kế Tên lửa Makeyev đã kí hợp đồng phát triển Sarmat. Loại tên lửa này được chế tạo nhằm đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân của lực lượng chiến lược Nga". Đoạn chú thích được kí tên bởi hai người đứng đầu dự án, V. Degtar và Y. Kaverin.
Một khi chính thức biên chế trong quân đội Nga, Sarmat sẽ thay thế thế hệ tên lửa RS-36 (NATO định danh là SS-18 Satan), vốn lần đầu giới thiệu đầu tiên từ những năm 1970. Với trọng tải lớn hơn, Sarmat được cho là có thể mang được 10 đầu đạn hạng nặng hoặc 16 đầu đạn hạng nhẹ bao gồm cả đầu đạn nhiệt hạch, cùng khả năng bay lượn linh hoạt hay có thể vượt qua hệ thống gây nhiễu của đối phương.
Bệ phóng tên lửa dưới lòng đất của Nga.
Tên lửa Sarmat cũng có thể đóng vai trò là phương tiện mang theo đầu đạn siêu thanh đang được phát triển của Nga, có thể được biên chế trong giai đoạn 2020-2025. Đầu đạn này nằm trong Dự án 4202, khi tách khỏi tên lửa, nó sẽ lao thẳng xuống mục tiêu với vận tốc Mach 7 đến Mach 12 (8.600-14.800 km/giờ).
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc thử nghiệm tên lửa Sarmat theo dạng thả từ trên cao xuống sẽ được thực hiện vào cuối năm 2016. Thử nghiệm nhằm kiểm tra cấu trúc của tên lửa Sarmat và xem liệu động cơ có khởi động theo đúng thiết kế hay không. Nếu suôn sẻ, các kĩ sư sẽ phóng thử tên lửa vào đầu năm 2017.
Sức công phá của Sarmat cũng gấp nhiều lần so với thế hệ tên lửa trước đó. Ước tính tên lửa có thể phá hủy khu vực tương đương bang Texas của Mỹ hoặc toàn bộ diện tích nước Pháp.
Mỹ hiện đang giao cho tập đoàn vũ khí phát triển loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhưng chưa chắc đã có kích thước lớn và tầm hủy diệt rộng như Sarmat.
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)
Cá sấu xóa sổ gần 1.000 lính Nhật trong Thế chiến 2 Bị lực lượng lính thủy Anh truy đuổi vào vùng đầm lầy trên đảo Ramree trong Thế chiến 2, trung đoàn khoảng 1.000 lính Nhật không ngờ rằng đó là chuyến đi định mệnh, không có lối thoát. Ảnh minh họa. Theo Vintage News, trong Thế Chiến 2, quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đảo Ramree vào năm 1942. Hòn đảo nằm...