Nga thử nghiệm vaccine chống dị ứng mới
Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine đầu tiên chống dị ứng phấn hoa bạch dương – theo bà Veronika Skvortsova, Giám đốc Cơ quan Y tế – Sinh học Liên bang Nga (FMBA).
Vaccine chống dị ứng này cũng được phát triển để chống lại tác động của các chất gây dị ứng tương tự, bao gồm táo, đào, đậu phộng và đậu nành – báo Kommersant đưa tin. Các thử nghiệm vaccine lâm sàng được công bố vào tuần trước dự kiến sẽ bắt đầu diễn ra vào tháng 9 và hoàn thành vào mùa hè năm 2025.
Theo các nhà nghiên cứu tham gia dự án, vaccine do Viện Miễn dịch học của FMBA cùng với Đại học Y khoa Vienna phát triển có thể cách mạng hóa liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với chất gây dị ứng.
Các phương pháp điều trị hiện tại có thể kéo dài tới vài năm và người bệnh phải tiêm hàng chục mũi, nhưng kết quả cuối cùng vẫn chỉ làm giảm các triệu chứng chứ không loại bỏ hoàn toàn tình trạng dị ứng. Theo các nhà nghiên cứu, loại vaccine mới chỉ cần tiêm từ 3 đến 5 mũi là có hiệu quả.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã lập biểu đồ chất gây dị ứng phấn hoa bạch dương và tìm ra những phần quan trọng nhất trong cấu trúc của nó” – ông Igor Shilovsky, Phó Giám đốc Khoa học và đổi mới tại Viện Miễn dịch học, cho biết. Ông Shilovsky nói thêm rằng các thành phần gây độc tính và tác dụng phụ tiềm ẩn đã được loại bỏ để tạo ra vaccine chống dị ứng.
Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng chất gây dị ứng là một nhóm protein, qua đó giúp liệu pháp điều trị đặc hiệu chất gây dị ứng trở nên khả thi. Việc phát triển vaccine dựa trên chất gây dị ứng tái tổ hợp và peptide chất gây dị ứng tổng hợp đã được thảo luận từ những năm 2010. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị đã biết đều cần thời gian dài để tạo ra hiệu quả bền vững.
Vaccine ung thư chính thức được thử nghiệm tại Anh
Cơ quan Y tế Vương quốc Anh (NHS) ngày 31/5 thông báo đã điều trị cho một bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng bằng vaccine thử nghiệm được cá nhân hóa.
Ông Elliot Pfebve (trái) là bệnh nhân đầu tiên tiếp nhận vaccine trị ung thư cá nhân hóa theo chương trình của NHS. Ảnh: NHS England/Independent.
Thông cáo của NHS cho biết đây là dự án trong chương trình thử nghiệm lâm sàng Bệ phóng Vaccine Ung thư của cơ quan y tế Anh.
Ông Elliot Pfebve (55 tuổi, giảng viên tại Đại học Coventry), bệnh nhân đầu tiên tại Anh được thử nghiệm vaccine, đã nhận liều tiêm chủng tại Bệnh viện Đại học Birmingham (Anh). Xét nghiệm cho thấy ông mắc ung thư đại trực tràng và đã được phẫu thuật để cắt bỏ khối u cùng 30 cm ruột già.
Sau đó, ông được chuyển đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham để thực hiện các đợt hóa trị ban đầu và tham gia thử nghiệm lâm sàng.
"Thông qua tiềm năng của thử nghiệm này, nếu thành công, nó có thể giúp ích cho hàng nghìn, nếu không muốn nói là hàng triệu người, để họ có thể có hy vọng và có thể không phải trải qua tất cả điều giống tôi", ông Pfebve nói.
Loại vaccine thử nghiệm dựa trên phân tử mRNA, công nghệ được dùng để điều chế vaccine Covid-19. Vaccine được tạo ra bằng cách phân tích khối u của bệnh nhân để xác định các đột biến đặc trưng cho bệnh ung thư của họ. Từ thông tin này, bác sĩ có thể tạo ra vaccine ung thư cho từng cá nhân, theo Cancer Research UK.
Vaccine được thiết kế để tạo ra phản ứng miễn dịch có thể ngăn ngừa ung thư quay trở lại sau phẫu thuật bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân nhận biết cụ thể và có khả năng tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.
Hiện loại vaccine do công ty BioNTech (Đức) và Genentech (Mỹ) cùng phát triển, đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được phê duyệt.
Nếu vaccine cho kết quả tích cực, hàng nghìn bệnh nhân sẽ có cơ hội điều trị qua chương trình Bệ phóng Vaccine Ung thư của NHS.
Các quan chức cũng cho biết những thử nghiệm đầu tiên dự kiến sẽ tập trung vào ung thư đại trực tràng, da, phổi, bàng quang, tuyến tụy và thận, nhưng các dạng bệnh khác có thể được bổ sung trong thời gian tới.
Loài cây cực độc chạm nhẹ cũng khiến gây đau đớn hàng năm trời Không thể phủ nhận, cây xanh là lá phổi của Trái đất khi có thể đem đến cho ta bầu không khí trong lành, điểm tô cuộc sống vui tươi. Tuy nhiên, bên cạnh những loài cây đẹp thì thiên nhiên cũng có những loài đáng sợ mà ai nhìn thấy cũng khiếp vía, khả năng hạ gục con người thì chỉ cần...