Nga thử nghiệm tên lửa bội siêu thanh 3M22 Zircon
Tên lửa bội siêu thanh 3M22 Zircon sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân và tàu chiến hạt nhân của Nga.
Nga lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa hành trình diệt hạm bội siêu thanh 3M22 Zircon vào ngày 17-3, hãng tin RIA Novosti (Nga) dẫn lời một nguồn tin cấp cao trong ngành công nghệ quốc phòng Nga cho biết. Việc thử nghiệm được tiến hành trên mặt đất.
Vũ khí bội siêu thanh là các loại tên lửa và máy bay có khả năng bay với vận tốc Mach 5 trở lên – hoặc gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Vũ khí này rất khó bị đánh chặn vì khả năng bay cực nhanh và sự khéo léo của nó.
Tên lửa bội siêu thanh 3M22 Zircon được Tập đoàn tên lửa chiến lược (Nga) phát triển từ năm 2011, có tốc độ bay cao gấp 5-6 lần vận tốc âm thanh (khoảng 6,170-7.400km/giờ), tầm bắn khoảng 400 km.
Tên lửa bội siêu thanh 3M22 Zircon sẽ được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Husky thế hệ thứ năm (thế hệ mới nhất) và tàu chiến hạt nhân Project 11442 lớp Kirov.
Tàu chiến hạt nhân Pyotr Velikiy sẽ được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm bội siêu thanh 3M22 Zircon. (Ảnh: RUSSIA TIMES)
Đầu tháng 2, truyền thông Nga tiết lộ thông tin tên lửa bội siêu thanh 3M22 Zircon sẽ thay thế tên lửa chống tàu siêu thanh P-700 Granit (tầm bắn 600km). P-700 đang được trang bị cho hai tàu chiến hạt nhân lớn Pyotr Velikyi và Admiral Nakhimov vào năm 2022.
Video đang HOT
Tên lửa 3M22 Zircon dù tầm bắn ngắn hơn nhưng vận tốc bay nhanh hơn do đó sẽ khó bị đánh chặn hơn theo công nghệ tên lửa quốc phòng hiện nay.
Báo TASS (Nga) cho biết hai tàu Pyotr Velikyi và Admiral Nakhimov sẽ được lắp đặt 10 hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng đa chức năng 3S-14. Mỗi hệ thống 3S-14 có khả năng mang tới 8 tên lửa.
Như vậy mỗi tàu có thể mang 80 tên lửa hành trình. Ngoài Zircon, hai tàu này sẽ được trang bị thêm tên lửa hành trình siêu thanh tầm xa Kalibr NK.
Tên lửa hành trình siêu thanh Kalibr NK được phóng từ tàu ngầm Rostov-on-Don. (Ảnh: RUSSIA TIMES)
Theo báo Russia Times (Nga), tên lửa hành trình bội siêu thanh 3M22 Zircon có khả năng vượt trội và có thể thay thế cho các loại tên lửa siêu thanh P-800 Onyx và Kalibr NK.
Cả hai tên lửa siêu thanh P-800 Onyx và Kalibr NK đều có khả năng chống tàu. Tên lửa Kalibr NK có thể mang đầu đạn nặng 500kg và có tầm bắn tới 4.000km. Loại tên lửa này đã được kiểm tra sức chiến đấu khi được triển khai đến Syria chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vào năm 2015.
Nga hiện cũng đang phát triển các hệ thống tên lửa siêu thanh khác, như tên lửa siêu thanh tầm ngắn BrahMos phát triển dựa trên khuôn mẫu tên lửa siêu thanh P-800 Onyx. Đây là dự án phối hợp giữa Nga và Ấn Độ, có thể bay với tốc độ Mach 2.8 đến Mach 3.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Triều Tiên chế tạo được siêu pháo phản lực 300mm nhờ ai?
Rất bất ngờ khi Trung Quốc chính là quốc gia hỗ trợ Triều Tiên phát triển pháo phản lực cỡ 300mm có tầm bắn tới 100km.
Rất bất ngờ khi Trung Quốc chính là quốc gia hỗ trợ Triều Tiên phát triển pháo phản lực cỡ 300mm có tầm bắn tới 100km.
Theo tạp chí quân sự Jane's, nhiều khả năng Trung Quốc đã hỗ trợ đáng kể về mặt công nghệ dẫn đường cho phía Triều Tiên để phát triển pháo phản lực cỡ 300mmthế hệ mới vừa được Bình Nhưỡng phóng thử nghiệm thành công vào đầu tháng này.
Sau nghi vấn cung cấp các khung gầm xe tải hạng nặng đặc chủng dành cho các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên vào cuối năm 2011, giờ đây một lần nữa Trung Quốc lại bị tình nghi hỗ trợ công nghệ cho Bình Nhưỡng phát triển pháo phản lực 300mm được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10/2015 tại một cuộc duyệt binh của Triều Tiên.
Pháo phản lực cỡ 300mm được Triều Tiên giới thiệu lần đầu tiên tại lễ duyệt binh vào tháng 10 năm ngoái.
Điều này khiến các nhà quan sát quốc tế đặt ra câu hỏi về khả năng thực thi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa được thông qua vào hôm 2/3 với sự đồng ý của cả Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế mọi chuyện lại diễn ra theo một chiều hướng khác.
Chỉ một ngày đó sau khi lệnh trừng phạt mới được thông qua, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm pháo phản lực phóng loạt cỡ 300mm, đích thân Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un đến tham dự buổi phóng thử nghiệm này. Được biết đây là lần đầu tiên Triều Tiên phát triển thành công một tổ hợp pháo phản lực được dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh giúp nâng cao đáng kể khả năng tấn công chính xác mục tiêu.
Cũng vào hôm 3/3 chính phủ Hàn Quốc tiết lộ việc Triều Tien phóng ít nhất 6 tên lửa đạn đạo tầm ngắn thế hệ mới của nước này với tầm bắn ước tính từ 100-150km hoàn toàn có đủ khả năng vươn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Được biết trước đây Lãnh đạo tối cao Kim Jong Un của Triều Tiên rất hiếm khi tham dự các buổi phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo của nước này chỉ với 2 lần duy nhất vào hai năm 2013 và 2014.
Hình ảnh pháo phản lực 300mm mới của Triều Tiên phóng thử nghiệm vào hôm 3/3 với đầu đạn dẫn đường bằng vệ tinh.
Hình ảnh về buổi thử nghiệm pháo phản lực cỡ 300mm được tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đăng tải website của từ báo này vào hôm 4/2.
Dựa theo hình ảnh công bố, pháo phản lực này đã sửa đổi so với lần đầu được giới thiệu vào năm ngoái, với hai cụm ống phóng hình vuông thay vì hình trụ và mỗi ống phóng mang theo 4 quả đạn rocket 300mm.
Tuy nhiên những hình ảnh mới lại giúp xác định rõ nguồn gốc khung gầm xe tải hạng nặng được trang bị cho tổ hợp pháo mới của Triều Tiên là do Trung Quốc chế tạo, cụ thể hơn là một phiên bản sửa đổi của dòng xe tải HOWO ZZ2257M5857A 6x6 do Tập đoàn công nghiệp xe tải hạng nặng Trung Quốc (CNHTC) hoặc SINOTRUK sản xuất.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Hết hồn kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu gần 10 loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp. Với thành tựu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ khả năng gắn lên tên lửa đạn đạo, Quân đội Triều Tiên gần như đã hoàn tất việc xây dựng lực lượng răn đe hạt...