Nga thử nghiệm siêu tiêm kích tàng hình T-50
Nga đã lần đầu tiên thử nghiệm mẫu thứ năm của máy bay chiến đấu T-50 tại một nhà máy sản xuất ở khu vực Viễn Đông.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga
Mẫu thứ năm của máy bay chiến đấu T-50 đã thực hiện một chuyến bay kéo dài 50 phút tại nhà máy Gagarin ở Komsomolsk-on-Amur thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Nhà sản xuất đã thử nghiệm thành công hoạt động tổng thể của máy bay, bao gồm khả năng bay ổn định và hoạt động của động cơ.
“Máy bay đã hoạt động tốt ở tất cả các hạng mục dự định được kiểm tra trong chương trình bay. Phi công khẳng định tất cả hệ thống và thiết bị đều đạt mức tin cậy”, nhà sản xuất Sukhoi thông báo.
Chiến đấu cơ T-50 được coi là hạt nhân trong phi đội máy bay chiến đấu tương lai của quân đội Nga. Đây là một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm được trang bị công nghệ tàng hình, khả năng bay lượn siêu linh hoạt, siêu hành trình và hệ thống điện tử hiện đại bao gồm thiết bị radar điện tử.
Video đang HOT
Chương trình kiểm tra ban đầu được tiến hành bởi nhà sản xuất Sukhoi cho đến nay bao gồm 6 mẫu máy bay T-50, trong đó 4 mẫu kiểm tra bay, 1 mẫu kiểm tra tĩnh và 1 mẫu kiểm tra hệ thống. Hơn 450 chuyến bay đã được thực hiện trong chương trình kiểm tra.
Tất cả 4 mẫu T-50 sử dụng kiểm tra bay đã được chuyển tới sân bay Zhukovsky ở Moscow để chuẩn bị trải qua các cuộc thử nghiệm ở cấp quốc gia dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2014. Chiến đấu cơ T-50 dự kiến sẽ được biên chế cho Không quân Nga vào năm 2016.
Theo RIA Novosti
TQ mơ chế tạo máy bay ném bom tàng hình tối tân
Trung Quốc đang dự định chế tạo máy bay ném bom tàng hình để cạnh tranh với Mỹ trong khi vẫn đang phải sao chép động cơ máy bay của Nga.
Mới đây, thượng tá Wu Guohui thuộc lực lượng không quân Trung Quốc đã xác nhận với tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc rằng nước này đang thiết kế một loại máy bay ném bom tàng hình tầm xa có sức mạnh tương đương với F-117 và B-2 của không quân Mỹ.
Trước đây, không quân Trung Quốc không mấy chú trọng vào lực lượng máy bay ném bom tầm xa vì cố Chủ tịch Mao Trạch Đông tin rằng lực lượng bộ binh mới là chìa khóa đánh thắng đối phương của Trung Quốc. Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc mới thành lập các đơn vị không quân chiến thuật để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh. Lực lượng không quân hiện đại của Trung Quốc chỉ mới hình thành sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền vào cuối thập niên 1970.
Máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc từ thời Chiến tranh lạnh
Với việc Mỹ đang phát triển loại máy bay ném bom tàng hình thế hệ 2 dựa trên mẫu B-2, thượng tá Wu cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cần phải thay thế lực lượng máy bay ném bom chiến lược cũ kỹ H-6 từ thời Chiến tranh lạnh.
Hiện cả Mỹ và Nga đều đang chạy đua phát triển các loại máy bay ném bom mới, và Trung Quốc đang ngày càng trở nên tụt hậu trong cuộc đua này. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Policy hồi tháng 6, chuyên gia phân tích quân sự Mỹ John Reed cũng đã đề cập đến tham vọng chế tạo máy bay ném bom tàng hình của Trung Quốc.
Chuyên gia phân tích người Nga Vasiliy Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và Công nghệ Nga cho biết loại máy bay ném bom tàng hình mà Trung Quốc đang có tham vọng phát triển phải có khả năng tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ nếu họ thực sự muốn đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.
Máy bay tàng hình F-117 của không quân Mỹ
Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích cũng tỏ ra nghi ngờ về khả năng chế tạo máy bay ném bom tàng hình của Trung Quốc. Một số chuyên gia cho rằng hiện nay trên thế giới mới chỉ có Mỹ là sở hữu công nghệ phù hợp để chế tạo máy bay ném bom tàng hình. Ngay cả các nước có nền công nghiệp hàng không tiên tiến như Nga vẫn còn nhiều hạn chế trong công nghệ này.
Một nguồn tin khác cho rằng máy bay ném bom tàng hình vẫn là giấc mơ xa vời của Trung Quốc bởi ngay cả động cơ của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 là J-20 họ cũng không thể thiết kế được mà phải sao chép từ mẫu động cơ Saturn AL-31 trên máy bay Su-35 của Nga.
Ông Richard Aboulafia, Phó chủ tịch Tập đoàn phân tích Teal của Mỹ cho rằng việc phát triển một máy bay ném bom tàng hình đích thực khó khăn hơn rất nhiều so với việc làm ra một máy bay mô hình. Ông này cho rằng Trung Quốc sẽ mất ít nhất 1 thập kỷ mới có thể hoàn thành được giấc mơ này với kỹ thuật hàng không và chế tạo động cơ mà họ có hiện nay.
Theo China Times
Hàn Quốc trình làng sơn tàng hình hiện đại Lớp sơn có khả năng hấp thụ 99% sóng radar được ứng dụng ở dạng phun giúp thiết bị nhẹ hơn, bền hơn và rẻ hơn. Ngày 25/10, Trung tâm Công nghệ Tàng hình thuộc trường Đại học Hàng hải và Đại dương Hàn Quốc cho biết họ đang phát triển loại sơn hấp thụ sóng radar đầu tiên để ngụy trang cho...