Nga thử nghiệm lò phản ứng vĩnh cửu cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới
Một công ty công nghệ hàng đầu của Nga cho biết họ đã phát triển và thử nghiệm thành công lò phản ứng vĩnh cửu, có thể hoạt động trong suốt vòng đời của tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhất của Nga, mà không cần tái nạp nhiên liệu.
Tàu ngầm hạt nhân thuộc Đề án 667BDRM của Hạm đội Phương Bắc. (Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga)
Trong bản báo cáo năm 2017 của Văn phòng thiết kế Afrikantov, trực thuộc Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Rosatom của Nga, công ty này cho biết họ đã sáng chế và thử nghiệm thành công lò phản ứng vĩnh cửu có khả năng cung cấp năng lượng trong suốt vòng đời của tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhất do Nga phát triển mà không cần tái nạp nhiên liệu.
Video đang HOT
Bản báo cáo cho biết Afrikantov đã nghiên cứu và cho ra đời một 1 bộ phận mới được gọi là “vùng hoạt động”, đặt ở trung tâm các lò phản ứng, cho phép các lò này sản sinh ra nhiều năng lượng hơn so với các phiên bản tiền nhiệm.
Do phát ra năng lượng lớn phục vụ quá trình vận hành của tàu ngầm, các lò phản ứng hạt nhân thông thường sẽ được tái nạp nhiên liệu sau vài năm hoạt động. Thông thường, quá trình tái nạp thường tốn kém tiền bạc và thời gian vì phải thay mới nguồn năng lượng đã cạn kiệt và tiến hành quá trình sửa chữa bảo trì. Đôi khi quá trình tái nạp lại yêu cầu toàn bộ tàu ngầm phải nâng cấp theo công nghệ mới.
Nếu phát minh mới được ứng dụng, các tàu ngầm hạt nhân của Nga sẽ không cần phải trải qua quá trình trên. Đô đốc Vladimir Popov, cựu tư lệnh Hạm đội Phương Bắc nhận định lò phản ứng vĩnh cửu sẽ nâng cao tiềm lực của Hải quân Nga.
Ông Popov cho biết quy trình nạp nhiên liệu cho tàu ngầm hạt nhân trong hải quân Nga từ trước tới nay thường mất nhiều hơn 1 tháng để hoàn thành. Trong khoảng thời gian đó, tàu ngầm hay tàu mặt nước coi như sẽ bị “đắp chiếu” chờ đợi và không thể tác chiến. Tuy nhiên, lò phản ứng vĩnh cửu sẽ giúp Nga có thể bỏ qua hoạt động trên.
Vài tháng qua, Nga đã công bố nhiều cải tiến quan trọng liên quan tới lĩnh vực hạt nhân. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về tên lửa hành trình chiến lược Burevestnik với tầm hoạt động không giới hạn. Ông Putin nói rằng, sở dĩ tên lửa trên có khả năng như vậy vì động cơ của vũ khí này được trang bị một lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ có hiệu suất cao để cung cấp năng lượng cho quá trình bay. Loại tên lửa mới có thể bay đủ thấp để tránh các hệ thống cảnh báo sớm và cơ động thay đổi lộ trình để “lách” qua tổ hợp phòng thủ của đối phương.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân 'khủng' nhất thế giới tiến vào biển Baltic
Cùng với tàu chiến khác của Hạm đội Phương Bắc, tàu ngầm hạt nhân Dmitry Donskoy lừng lững tiến vào biển Baltic.
Tàu ngầm hạt nhân Dmitry Donskoy được hạ thủy vào năm 1976. Với chiều dài 172 mét, lượng giãn nước 48.000 tấn, Dmitry Donskoy là tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới.
Một đoạn video vừa đăng tải trên YouTube quay cảnh nhóm tàu Hạm đội Phương Bắc, bao gồm tuần dương hạm tên lửa nguyên tử hạng nặng Piotr Veliky, tàu ngầm Dmitry Donskoy đang tiến vào biển Baltic.
Theo Sputnik, cả hai tàu nói trên sẽ tham gia cuộc diễu hành hải quân lớn ở Kronstadt nhân ngày thành lập Lực lượng Hải quân Liên bang Nga.
Theo Lao Động
NATO quay cuồng tìm cách khắc chế vũ khí 'ngày tận thế' Nga Hải quân Mỹ và Anh đang nghiên cứu cách đối phó ngư lôi không người lái hạt nhân Poseidon của Nga bằng phương pháp kết hợp sử dụng hệ thống cảm biến ngầm dưới nước và máy bay săn ngầm. Nhưng liệu có khả thi? Những thông tin đầu tiên về tàu lặn không người lái (UUV) Poseidon hay còn có tên mã...