Nga thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử mới trên trực thăng
Tập đoàn công nghệ Điện tử – Radio (KRET) của Nga sẽ sớm thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử trên trực thăng Rychag-AVM thế hệ mới, có khả năng “che mắt” kẻ thù ở khoảng cách lên đến hàng trăm km.
Trực thăng Mi-8MTPR
Đại diện KRET, ông Dmitry Ozhegin đã từ chối tiết lộ các thông tin chi tiết mà chỉ nói rằng, hệ thống Rychag-AVM sẽ sớm được thử nghiệm. Ngoài ra, nhiều thông tin về hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới sẽ được sáng tỏ ở triển lãm công nghiệp quân sự “Army 2016″ sắp diễn ra.
Ông Ozhegin cho biết, Nga hiện chỉ có 2 hệ thống gây nhiễu sóng radio – điện tử trên trực thăng bao gồm Rychag-AV và Rychag-AVE, có khả năng làm chệnh hướng tên lửa tấn công hay ngăn cản thiết bị liên lạc của đối phương.
Thiết bị gây nhiễu Rychag gắn trên trực thăng Mi-8MTPR1 hoàn toàn có thể “che mắt” đối phương ở khoảng cách lên đến 400km. Đây là hệ thống được thiết kế để tránh radar, sonar hoặc các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng bộ binh cũng như hải quân tránh khỏi các tên lửa không đối không hay các hệ thống phòng không.
Video đang HOT
Không những thế, hệ thống Richag còn có khả năng thu thập dữ liệu tình báo.
Nhờ sở hữu một cơ sở dữ liệu tương đối đồ sộ về nhiều loại thiết bị, Rychag-AV có thể nhanh chóng xác định mục tiêu và tìm cách vô hiệu hoá thiết bị dò tìm của nó một cách hiệu quả nhất.
Theo Petrotimes
Trực thăng siêu tốc Ka-90 Câu trả lời của Nga trước phương Tây
Nga đang tiến hành nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay trực thăng siêu tốc Ka-90 hoàn toàn mới và độc nhất vô nhị trên thế giới.
Trực thăng siêu tốc Ka-90 - Câu trả lời của Nga trước phương Tây
Mô hình ý tưởng của chiếc trực thăng siêu tốc này lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế HeliRasha-2008 diễn ra tại Moscow. Đây hoàn toàn là một thiết bị kỹ thuật kiểu mới, không quốc gia nào trên thế giới có loại máy bay tương tự.
Chiếc trực thăng này sẽ cất cánh từ mặt đất nhờ sự hỗ trợ của các cánh quạt cứng và rút gọn. Khi đạt vận tốc 400 km/h, động cơ phản lực turbo sẽ được kích hoạt, giúp máy bay đạt vận tốc tối đa 700 - 800 km/h.
Sau đó các cánh quạt sẽ tự động thu vào bên trong "lưng" máy bay. Khi cần hạ cánh chúng lại mở ra, động cơ phản lực ngừng hoạt động và chiếc trực thăng sẽ tiếp đất theo chế độ thông thường.
Bản vẽ mô tả cơ chế hoạt động của cánh quạt trực thăng Ka-90
Đã xuất hiện nhiều tranh luận xung quanh hệ thống động cơ của Ka-90, đó sẽ là sự kết hợp giữa động cơ turbine bin khí với động cơ turbo cánh quạt (khi đó động cơ turbine khí dẫn động rotor sẽ là trọng lượng chết trong phần lớn thời gian bay) hoặc động cơ turbo tự lựa chọn công suất cho cánh quạt khi cất cánh.
Đồ họa trực thăng Ka-90
Công tác thử nghiệm cấp phép đối với Ka-90 có thể được triển khai ngay trong giai đoạn 2018 - 2020. Vào năm 2021, mọi hoạt động đánh giá sẽ phải hoàn tất. Còn từ năm 2022, chiếc trực thăng này sẽ được sản xuất hàng loạt và bàn giao cho Quân đội Nga. Dự kiến nó sẽ có cả phiên bản dân sự.
Ka-90 có năng lực chuyên chở 24 hành khách với vận tốc 450 km/h. Trọng lượng của nó vào khoảng 10,5 - 11,5 tấn. Vẫn chưa rõ chiếc máy bay này sẽ thay thế các loại trực thăng nào, nhưng nhiều khả năng nó sẽ đảm nhận trách nhiệm thay thế dòng Mi-8 huyền thoại.
Hiện nay quá trình nghiên cứu Ka-90 đang được hai phòng thiết kế Mil cùng với Kamov phối hợp tiến hành, nhưng trong tương lai sẽ chỉ còn lại một đơn vị duy nhất.
Theo Soha News
Trực thăng, chiến đấu cơ bay rợp trời bảo vệ Olympic Rio Quân đội Brazil đã huy động nhiều binh sĩ vũ trang, chuyên gia hóa học cũng như trực thăng và máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Olympics Rio 2016. Chiến đấu cơ của Không quân Brazil đã được huy động để thực hiện các bài tập nhằm đảm bảo an ninh cho Olympics Rio 2016. Thế...