Nga thử nghiệm hệ thống phòng không tối tân tại Bắc Cực
Nhằm đảm bảo an ninh ở khu vực giàu tài nguyên của đất nước, Nga đã đưa hệ thống tên lửa tầm ngắn Pantsir S-1 tới Bắc Cực để thử nghiệm.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Alexander Denisov, người đứng đầu Các hệ thống Chính xác cao của Nga: “Chúng tôi rất tự hào khi Pantsir S-1 đi tiên phong trong nỗ lực thiết lập hệ thống phòng không ở Bắc Cực. Ngày hôm nay, một đơn vị bao gồm nhiều thiết bị chiến tranh đã hoàn tất quá trình thử nghiệm trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở Bắc Cực”.
Hệ thống Pantsir S-1 của Nga. Ảnh: RIA Novosti
Nga thử nghiệm vũ khí ở môi trường mới và tiến hành các hoạt động thăm dò tài nguyên tại Bắc Cực. Giới chuyên gia Nga dự đoán giá trị tài nguyên ở khu vực này có thể vượt 30.000 tỷ USD. Moscow sẽ triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí đốt ở khu Bắc Cực nên họ cần các phương án bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên, số lượng hệ thống Pantsir S-1 hiện diện ở Bắc Cực tùy thuộc vào đánh giá độ phức tạp tình hình khu vực mà Bộ Quốc phòng Nga đưa ra.
Video đang HOT
Ở thời điểm hiện tại, khai thác tài nguyên ở Bắc Cực là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga nhằm tăng trưởng kinh tế. Việc phát hiện những túi dầu lớn ở vùng đất lạnh giá này gây ra hàng loạt tranh cãi về chủ quyền vùng cực bắc trái đất. Năm ngoái Moscow công bố chiến lược tăng cường sự hiện diện của Nga ở Bắc Cực và thúc đẩy sự phát triển của khu vực từ năm 2020.
Pantsir S-1 là hệ thống đồng trục, kết hợp pháo – tên lửa với một radar điều khiển hỏa lực và hệ thống cảm biến quang điện nằm trên thiết bị chuyên chở đặc biệt. Ngoài hai khẩu pháo tự động hai nòng, cỡ nòng 30 mm, Pantsir S-1 còn bao gồm 12 ống phóng tên lửa tầm ngắn được dẫn đường bằng sóng radio 57E6. Hệ thống có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp với vận tốc di chuyển cực đại đạt 1.000 m/s.
Nga đang phát triển một phiên bản cải tiến của Pantsir S-1 là Pantsir SM. Theo thiết kế, hệ thống mới có khả năng bắn hạ các mục tiêu di chuyển với vận tốc vài nghìn m/s nhằm bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo. Hệ thống mới sẽ ra mắt trong năm 2017.
Theo Tri Thức
Xem hệ thống phòng không ít biết SA-4 tác chiến
Dù được xem là một trong những hệ thống phòng không hiện đại của Liên Xô những năm 1960-1970 nhưng SA-4 khá im hơi lặng tiếng nếu so với SA-2/3/6
SA-4 là định danh của NATO dành cho hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, trần bắn trung - cao 2K11 Krug do nhà thiết kế Lyulev Novator thiết kế từ năm 1957. Bệ phóng tên lửa lần đầu được xuất hiện trong cuộc duyệt binh ở Moscow năm 1964, được triển khai rộng khắp từ 1967 và chính thức hoạt động đầy đủ từ 1969.
Khác với các hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO gọi là SA-2), S-125 Pechora (SA-3) thì 2K11 chỉ dùng giới hạn ở Liên Xô và các nước thuộc khối Warszawa. Vì thế, nó không có cơ hội thể hiện mình ở các chiến trường Trung Đông hay Việt Nam. Đó có lẽ là nguyên do chính dẫn đến việc 2K11 hay SA-4 ít được biết đến.
Từ 2K11 Krug thì Liên Xô bắt đầu nhen nhóm phát triển hệ thống phòng không tầm xa cơ động cao hay vì cố định (như SA-2/3). Hệ thống 2K11 được cấu thành với: xe phóng tự hành 2P24; đài điều khiển tên lửa 1S32; đài phát hiện mục tiêu 1S12 và xe nạp đạn 2T6.
Trong đó, xe phóng tự hành được thiết kế dựa trên khung gầm xe bánh xích GM-123 lắp 2 bệ phóng có xoay 360 độ, góc ngẩng 70 độ. Trên bệ được lắp các loại tên lửa dành cho hệ thống gồm: 9M8M1 và 9M8M2.
Đạn tên lửa phòng không 2K11 khai hỏa.
Các tên lửa được phóng với sự trợ giúp của 4 động cơ phản lực phụ dùng nhiên liệu rắn gắn ngoài. Khi 4 động cơ phụ đốt hết nhiên liệu, tên lửa kích hoạt động cơ chính, đây là động cơ phản lực thẳng dòng nhiên liệu lỏng. Tên lửa đạt đến tốc độ Mach 4 và có tầm bắn hiệu quả 50 - 55 km, trần bắn 100m tới 27km, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 135kg.
Tên lửa được điều khiển qua vô tuyến với pha cuối là dùng radar bán chủ động (SARH). Hệ thống bám mục tiêu quang học cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn điều khiển ban đầu trong môi trường bị chế áp điện tử mạnh.
Theo Kiến Thức
Ấn tượng hệ thống phòng không Kashtan Nga bắn hạ tên lửa Với hai họng pháo "hỏa thần" 30mm và 8 tên lửa đối không tốc độ cao, Kashtan thực sự là khiên chắn khó nhằn với mọi tên lửa chống hạm trên thế giới. Kashtan là hệ thống pháo - tên lửa phòng không hải quân hiện đại do Cục thiết kế KBP nghiên cứu phát triển, Tulamashzavod sản xuất và đưa vào trang...