Nga thử nghiệm hệ thống phòng không A-235 Nudol bảo vệ Moscow
Trang RBTH đã trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, không quân Nga vừa thử nghiệm thành công một loại tên lửa cho hệ thống phòng không A-235 Nudol tại Kazakhstan.
Quân đội Nga đang hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không bảo vệ thủ đô Moscow. Theo RBTH, tên lửa mới đã được thử nghiệm vào hôm 21-6 và sẽ sử dụng cho hệ thống A-235 Nudol.
Hệ thống A-235 Nudol được triển khai đến tiểu đoàn 9 trực thuộc căn cứ Sofrino-1, cách Moscow khoảng 49km về phía bắc. Gần đó là trạm radar Don-2N, có hình dáng như kim tự tháp, với nhiệm vụ phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa và truyền thông tin cho hệ thống tên lửa A-235 Nudol đánh chặn mục tiêu.
Hệ thống A-235 Nudol được sử dụng để bảo vệ Moscow
“Việc hiện đại hóa hệ thống phòng không từ A-135 lên A-235 để bảo vệ Moscow đã được diễn ra từ những năm 2000. Hiện nay hệ thống này đang được trang bị các tên lửa mới”, nguồn tin của RBTH cho hay.
Theo chuyên gia quân sự Viktor Litovkin, hệ thống phòng không gần Moscow, với khả năng tiêu diệt các mục tiêu tầm gần, là một trong những chương trình tuyệt mật của quân đội Nga.
Video đang HOT
Theo Hiệp ước Tên lửa đạn đạo mà Mỹ kí với Liên Xô vào năm 1972, 2 nước chỉ được triển khai nhiều nhất 2 hệ thống tên lửa phòng không, một gần thủ đô của mình và một gần khu vực các bệ phóng tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, Moscow và Washington đồng ý hạn chế số lượng xuống chỉ còn một hệ thống. Nga đã đặt hệ thống của mình tại thủ đô Moscow để ngăn chặn các loại tên lửa đạn đạo trong khi Mỹ triển khai hệ thống phòng không tại căn cứ không quân Grand Forks ở phía Bắc Dakota.
Ông Litokin cho biết, hệ thống A-135 cũ được trang bị tên lửa 53T6, đã có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo bay với tốc độ 7km/giây. Đến nay, phiên bản tên lửa 53T6 mới sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với thế hệ trước, khi sử dụng một loại đầu đạn động năng thay vì hạt nhân.
“Các tên lửa đạn đạo liên lục địa thường bay với tốc độ siêu thanh và còn có nhiều mục tiêu giả. Việc phát hiện ra đầu đạn hạt nhân thật trong hàng chục mục tiêu giả là điều vô cùng khó khăn, do đó thế hệ đạn 53T6 cũ phải được trang bị đầu đạn hạt nhân nhằm tiêu diệt được hàng loạt tên lửa của đối phương cũng như các mục tiêu giả”, ông Litovkin giải thích.
Tuy nhiên, công nghệ dò tìm và đánh chặn tên lửa đã phát triển hơn ở thời điểm hiện tại nên chính phủ Nga chỉ cần đầu đạn động năng để tiêu diệt tên lửa tấn công nhằm hạn chế sự thiệt hại về người và môi trường do các vụ nổ hạt nhân.
Theo Đặng Vũ/ RBTH
An ninh thủ đô
Hệ thống phòng không di động mới của lính dù Nga
Hệ thống phòng không Ptiselov mới có thể được thả bằng dù để chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ đường không Nga.
Một xe thiết giáp được thả dù từ máy bay vận tải IL-76 của không quân Nga. Ảnh:Sputnik
Hôm 4/5, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đang phát triển một hệ thống phòng không di dộng mới dành cho lực lượng không quân tinh nhuệ. Hệ thống mới này được thiết kế để thả bằng dù từ trên không xuống cho bộ binh, có thể bảo vệ lính dù trước máy bay địch hoạt động tầm cao và tầm trung, theo National Interest.
"Chúng tôi đang phát triển một hệ thống phòng không có thể thả từ trên không dựa trên mẫu xe chiến đấu đường không BMD-4M. Mẫu thiết kế thử nghiệm có tên Ptiselov", một phát ngôn viên bộ quốc phòng Nga nói với hãng thông tấn TASS.
Theo MilitaryToday, BMD-4M là xe chiến đấu lưỡng dụng đường không ra đời từ năm 2008 với 8 chiếc đầu tiên được trang bị cho các sư đoàn tấn công không quân Nga năm 2014.
BMD-4M có thể được thả xuống từ máy bay vận tải quân sự cỡ trung để chi viện hỏa lực cho lính dù nhờ hệ thống chế áp hỏa lực tự động với pháo 100 mm có tốc độ bắn 10-15 viên đạn thông thường mỗi phút và có thể bắn các tên lửa diệt tăng Bastion dẫn đường bằng laser tầm bắn lên tới 5,5 km, có thể dùng để bắn trực thăng.
Xe chiến đấu lưỡng dụng BMD-4M của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Xe này cũng được trang bị pháo tự động 30 mm đồng trục với hệ thống kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số mới . Ngoài ra nó cũng được sử dụng như một xe thiết giáp chở quân với kíp lái hai người chở thêm được 6 lính.
Theo Dave Majumdar, chuyên gia phân tích quốc phòng của National Interest, dù truyền thông Nga không mô tả chi tiết về hệ thống này nhưng căn cứ vào việc xe Ptiselov (Bẫy chim) được phát triển dựa trên nền tảng xe thiết giáp hạng nhẹ BMD-4M, nó có thể sánh ngang với pháo phòng không/hệ thống tên lửa đất đối không Panstir -S2.
Hệ thống Pantsir-S2 có tầm bắn khoảng hơn 30 km và có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao 10 km. Pantsir-S1, biến thể cũ hơn, có thể tấn công đồng thời hai mục tiêu hoặc 12 mục tiêu trong thời gian chưa đến một phút. Do vậy, có thể suy đoán rằng hệ thống Ptiselov có tính năng tương đương hoặc hơn.
Việc bổ sung hệ thống Ptiselov sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh cho lực lượng đổ bộ đường không Nga vốn trước đó luôn phải dựa vào tên lửa vác vai để tránh bị tấn công từ trên không. Xe Ptiselov sẽ là một lực lượng bộ binh hạng nhẹ nhưng được cơ giới hóa hoàn toàn có khả năng bảo vệ không phận tương tự các lực lượng cơ giới hóa khác của Nga. Các lực lượng cơ giới hóa của Nga thường đi kèm với các hệ thống phòng thủ đất đối không di động khác như hệ thống Buk-M3 đáng gờm (NATO định danh SA-17 Grizzly).
Quân đội Mỹ hiện nay không có một xe tăng thả dù từ trên không nào kể từ khi xe M551A1 Sheridan được cho nghỉ hưu từ giữa thập niên 1990. Việc xe tăng hạng nhẹ Sheridan bị cho ra khỏi biên chế đã để lại khoảng trống lớn, sau khi dự án pháo thiết giáp XM-8 bị hủy bỏ vào năm 1997.
Những năm gần đây, quân đội Mỹ bắt đầu quan tâm đến việc hồi sinh lực lượng thiết giáp di động để có thể hỗ trợ hỏa lực cho lính dù. Lầu Năm Góc đã đề xuất khoản tài chính dành cho một loại thiết giáp mới trong ngân sách tài khóa 2017 nhưng tương lai chương trình này vẫn chưa chắc chắn, Majumdar cho biết.
Duy Sơn
Theo VNE
Nga phát triển vũ khí bí mật có thể khiến không quân Mỹ tê liệt Hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga có khả năng bẻ gãy liên kết dữ liệu, khiến các chiến đấu cơ Mỹ không thể phát huy ưu thế tác chiến. Một hệ thống tác chiến điện tử mặt đất của Nga tại Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế MAKS-2015. Ảnh: Sputnik Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến - Điện...