Nga thử nghiệm động cơ mới cho Sukhoi T-50
Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Liynki (Hiệp Hội Khoa học và Sản xuất Saturn) Marchuk tuyên bố, Nga sẽ thử nghiệm động cơ mới cho tiêm kích thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 vào năm 2014.
“Động cơ sẽ chuẩn bị sẵn sàng trong vòng 2 năm nữa, bắt đầu thử nghiệm trên giàn thử và sẽ tinh chỉnh”, ông Marchuk nói tại hội nghị ở Viện hàng không Moscow.
Theo ông, động cơ 117 sẽ liên quan đến máy bay thế hệ 5 , nó có những đặc tính vượt trội so với những động cơ cho máy bay thế hệ thứ năm của nước ngoài.
Video đang HOT
“Đây là một động cơ mới, vì vậy thời gian chế tạo kéo dài. Động cơ mới có trọng lượng nhẹ hơn 30% so với động cơ 117C, chi phí cho vòng đời ít hơn 30% và giá thành có thể rẻ hơn”, Marchuk cho biết. Ngoài ra ông cũng cho biết số máy bay chiến đấu Su-35 trang bị động cơ 117C sẽ được giao cho Không quân Nga vào cuối năm 2012. “Sáu chiếc Su-35 sẽ phục vụ quân đội vào cuối năm 2012″, ông nói.
Theo ông Marchuk, động cơ 117C trên máy bay thế hệ 4 Su-35 được đánh dấu bởi chữ “O” trong chế độ khai thác thử nghiệm
Ông cho biết thêm, động cơ 117C có đến 80% các bộ phận mới, trong đó đáng chú ý là quạt gió mới, buồng đốt mới, tuabin mới và vòi phun xoay cải tiến. Theo kế hoạch, năm 2012, Quân đội Nga sẽ nhận được 8 máy bay Su-35S, năm tiếp theo là 12 chiến đấu cơ loại này, năm 2014 là 12 và 14 chiếc nữa sẽ được giao vào năm 2015.
Hiện nay, các cuộc đàm phán đang cung cấp chiến đấu cơ siêu cơ động Su-35 cho các khách hàng nước ngoài đang bắt đầu. Loại máy bay này phải đảm bảo tính cạnh tranh cho công ty Sukhoi khi mà các máy bay thế hệ thứ năm sẽ sản xuất loạt trong tương lai gần
Theo ANTD
Việt Nam sản xuất lớp bảo vệ nhiệt động cơ tên lửa
Viện Công nghệ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình tên lửa nhiên liệu rắn.
Sản phẩm có các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài và hiện đã được ứng dụng trong sản xuất quốc phòng.
Quá trình cháy của nhiên liệu tên lửa phát sinh một nhiệt lượng lớn khiến nhiệt độ buồng đốt động cơ có thể lên tới hàng nghìn độ. Để bảo vệ động cơ tên lửa, cần phải sử dụng lớp bảo vệ nhiệt để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ đến vỏ động cơ.
Lớp bảo vệ nhiệt phải có độ bám dính tốt với vỏ động cơ trong suốt quá trình bảo quản và trong khoảng nhiệt độ làm việc của động cơ; có độ dẫn nhiệt thấp, nhiệt dung riêng cao; độ bền cơ học, độ bền lão hóa, độ dẫn điện phù hợp...
Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu lớp bảo vệ nhiệt của nước ngoài, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ đã chế tạo thành công vật liệu cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình của tên lửa. Theo đó, vật liệu là loại cao su nitril biến tính bằng nhựa phenolfomaldehyd.
Công nghệ chế tạo cao su gồm các bước cơ bản: Sơ luyện, hỗn luyện, cán xuất tấm, ép tạo hình và lưu hóa. Sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên liệu chính: Cao su nitril CKH-26; nhựa phenolfomaldehyd; ôxít kẽm; stearat canxi; chất ổn định; urotropin; lưu huỳnh...
Mẫu vật liệu cao su qua thử nghiệm đều đạt các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật. Thành công của nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong chế tạo các loại ống lót bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa.
Theo ANTD
Volvo S60 Polestar Concept Thách thức mới của BMW M3 Công suất 508 mã lực đủ để S60 Polestar tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3,9 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa trên 300 km/h. Tên đầu đủ của chiếc xe là Volvo S60 Polestar Performance Concept, chiếc xe được phát triển bởi Volvo Cars Official Motorsports và đối tác Polestar. Chiếc xe được phát triển dành cho một khách hàng...